Page 94 - Bìa kỷ yếu
P. 94

quốc  tế,  cung  cấp  các  môn  học  chuyên  ngành  được  công  nhận  về  nghề  nghiệp,  và  ưu  tiên  phát
                 triển thị trường trong thời gian dài [6].
                         Trong   nghiên   cứu   "  The   Effectiveness   of   Online   Learning   during   the   COVID-19
                 Pandemic:  A  Case  Study  of  Vietnamese  Universities"  tác  giả  Nguyễn  Thị  Thanh  đã  cho  thấy  sự
                 hiệu  quả  của  học  trực  tuyến  trong  đại  dịch  COVID-19  tại  các  trường  đại  học  ở  Việt  Nam.  SV  và
                 GV  đã  dần  thích  nghi  với  các  công  cụ  học  tập  trực  tuyến  và  mô  hình  dạy  học  không  đồng  bộ.
                 Một  số  trường  đại  học  đã  bắt  đầu  thiết  kế  lại  chương  trình  học  để  tối  ưu  hóa  hình  thức  học  tập  từ
                 xa.  Hứa  hẹn,  ĐTTX  sẽ  tiếp  tục  là  một  hình  thức  giáo  dục  quan  trọng  tại  Việt  Nam  sau  đại  dịch.
                 Để  phát  triển  bền  vững,  các  trường  đại  học  cần  đầu  tư  vào  hạ  tầng  kỹ  thuật  và  phát  triển  các
                 phương pháp sư phạm mới, bao gồm việc thiết kế bài giảng số và đánh giá trực tuyến [7].
                         Trong  bài  viết  "Giáo  dục  đại  học:  Cơ  hội  và  thách  thức  trong  chuyển  đổi  số",  nhóm  tác
                 giả  khi  phân  tích  cơ  hội  và  thách  thức  đối  với  giáo  dục  đại  học  trong  bối  cảnh  chuyển  đổi  số  đã
                 nêu  bật  xu  hướng  và  triển  vọng  của  ĐTTX,  đào  tạo  trực  tuyến  “từ  giải  pháp  tình  thế  trong  giai
                 đoạn  dịch  bệnh  trở  thành  xu  thế”.  Sự  phát  triển  mạnh  mẽ  của  công  nghệ  cùng  sự  thay  đổi  nhanh
                 chóng  trong  nhu  cầu  của  SV  và  thị  trường  lao  động  đã  thúc  đẩy  các  trường  đại  học  chuyển  sang
                 hình  thức  đào  tạo  linh  hoạt  hơn.  Những  ưu  thế  của  ĐTTX,  đào  tạo  trực  tuyến  cùng  với  sự  gia
                 tăng  đầu  tư  vào  công  nghệ  giáo  dục  trong  bối  cảnh  chuyển  đổi  số,  cho  thấy  rằng  mô  hình  này
                 không  chỉ  là  một  xu  hướng  tạm  thời  mà  còn  có  tiềm  năng  phát  triển  bền  vững  trong  tương  lai.
                 Các  nền  tảng  học  trực  tuyến  không  chỉ  giúp  SV  phát  triển  kỹ  năng  cần  thiết  mà  còn  mở  rộng  cơ
                 hội tiếp cận giáo dục cho những người ở xa hoặc không thể tham gia học tập truyền thống [2].
                         Từ  những  nghiên  cứu  trên,  có  thể  thấy  rằng  COVID-19  đã  tạo  ra  những  thay  đổi  lớn  đối
                 với  hệ  thống  giáo  dục,  đặc  biệt  là  trong  việc  thúc  đẩy  ĐTTX.  Báo  cáo  của  World  Bank  Group
                 (2020)  nhấn  mạnh  việc  sử  dụng  công  nghệ  giáo  dục  (EdTech)  trong  việc  cung  cấp  học  từ  xa  đã
                 diễn  ra  nhanh  chóng,  cho  phép  duy  trì  quá  trình  học  tập  liên  tục.  Trong  đó,  phải  nhắc  đến  các
                 khóa  học  hiện  đại  sử  dụng  dữ  liệu  lớn  (Big  data)  để  thu  thập  và  phân  tích  thông  tin  học  tập,  giúp
                 dự  đoán  hiệu  suất  của  học  viên  và  tối  ưu  hóa  trải  nghiệm  học  tập.  Trí  tuệ  nhân  tạo  (AI)  giúp  tự
                 động  hóa  nhiều  quy  trình  giảng  dạy  và  hỗ  trợ  cá  nhân  hóa  nội  dung.  Tương  tự,  OECD  chỉ  ra  rằng
                 sự  gia  tăng  các  hình  thức  học  trực  tuyến  và  từ  xa  đã  trở  thành  xu  hướng  chính,  với  sự  tương  tác
                 nhiều  hơn  giữa  nhà  trường  và  người  học  thông  qua  các  nền  tảng  kỹ  thuật  số.  UNESCO  cũng  đề
                 xuất  rằng  hệ  thống  giáo  dục  cần  tái  cấu  trúc  dựa  vào  các  phương  pháp  linh  hoạt,  trong  đó  ĐTTX
                 đóng  vai  trò  trung  tâm,  giúp  tạo  ra  môi  trường  học  tập  dễ  tiếp  cận  hơn.  Cuối  cùng,  theo  Bates
                 (2019),  công  nghệ  không  chỉ  hỗ  trợ  ĐTTX  mà  còn  nâng  cao  các  phương  pháp  giảng  dạy,  tạo
                 điều  kiện  cho  việc  học  cá  nhân  hóa.  Công  nghệ  thực  tế  ảo  (VR)  và  thực  tế  tăng  cường  (AR)  cho
                 phép  học  viên  trải  nghiệm  môi  trường  học  tập  mô  phỏng  chân  thực  mà  không  cần  đến  không
                 gian  thực  tế.  Ngoài  ra,  học  tập  thông  qua  trò  chơi  và  thực  hành  thực  tế  cũng  là  một  xu  thế  trong
                 ĐTTX  giúp  nâng  cao  sự  tham  gia  và  hứng  thú  của  người  học,  cải  thiện  hiệu  quả  tiếp  thu  kiến
                 thức.Những  yếu  tố  này  cho  thấy  ĐTTX  sẽ  tiếp  tục  phát  triển  và  trở  thành  một  phần  không  thể
                 thiếu trong hệ thống giáo dục trong tương lai.
                       Bối  cảnh  chuyển  đổi  số  với  những  thành  tựu  vượt  bậc  của  công  nghệ  cũng  đã  mang  đến
                 những triển vọng đáng kể cho ĐTTX, thể hiện ở các khía cạnh:
                       -  Ứng  dụng  trí  tuệ  nhân  tạo  (AI)  và  dữ  liệu  lớn  để  tối  ưu  hóa  trải  nghiệm  học  tập:  Trí  tuệ
                 nhân  tạo  có  khả  năng  phân  tích  dữ  liệu  từ  quá  trình  học  tập  để  tạo  ra  lộ  trình  học  tập  cá  nhân  hóa,
                 phù  hợp  với  nhu  cầu  và  khả  năng  của  từng  học  viên.  AI  cũng  có  thể  tự  động  hóa  việc  đánh  giá  và
                 phản  hồi,  giúp  GV  tập  trung  vào  việc  phát  triển  nội  dung  và  hỗ  trợ  học  viên.  Bên  cạnh  đó,  các  cơ

                                                               92
   89   90   91   92   93   94   95   96   97   98   99