Page 91 - Bìa kỷ yếu
P. 91

ĐTTX  là  một  hình  thức  đào  tạo,  trong  đó  người  dạy  và  người  học  phần  lớn  không  gặp  mặt  trực
                 tiếp,  hoạt  động  dạy  –  học  chủ  yếu  được  thực  hiện  thông  qua  các  công  cụ  và  phương  tiện  truyền
                 thông hiện đại với sự chủ động, tự giác của người học và sự hỗ trợ từ xa của người dạy
                         2.1.2. Chuyển đổi số
                         Chuyển  đổi  số  (Digital  Transformation)  là  khái  niệm  ra  đời  trong  thời  đại  Internet  bùng
                 nổ và đang trở nên phổ biến trong thời gian gần đây.
                         Tác  giả  Bill  Schmarzo  cho  rằng:  “Chuyển  đổi  số  là  ứng  dụng  các  tiềm  lực  số  vào  các  quy
                 trình,  sản  phẩm  và  tài  sản  để  cải  thiện  hiệu  quả,  nâng  cao  giá  trị  của  khách  hàng,  quản  lý  rủi  ro
                 và khám phá các cơ hội kiếm tiền mới” [9].
                         Nhóm  tác  giả  Unruth  và  Kiron  (2017),  khẳng  định,  chuyển  đổi  số  là  quá  trình  sử  dụng
                 công nghệ kỹ thuật số để tái cấu trúc nền kinh tế, thể chế và xã hội ở cấp độ hệ thống [10].
                         Theo  đó,  có  thể  hiểu,  chuyển  đổi  số  là  quá  trình  thay  đổi  tổng  thể  và  toàn  diện  cách  làm
                 việc, cách quản lý cũng như phương thức sản xuất dựa trên công nghệ số.
                         Bối  cảnh  chuyển  đổi  số  là  bối  cảnh  mà  trong  đó  có  sự  thay  đổi  toàn  diện  cách  tổ  chức,
                 vận  hành  và  cung  cấp  sản  phẩm,  dịch  vụ  thông  qua  việc  áp  dụng  công  nghệ  kỹ  thuật  số.  Trong
                 quá  trình  này,  các  tổ  chức  chuyển  từ  mô  hình  truyền  thống  sang  tích  hợp  công  nghệ  số  nhằm  tối
                 ưu  hóa  quy  trình,  nâng  cao  hiệu  quả  hoạt  động  và  tạo  ra  những  giá  trị  mới  cho  khách  hàng  và  xã
                 hội.
                         Trong  giáo  dục,  chuyển  đổi  số  là  “phát  triển  nền  tảng  hỗ  trợ  dạy  và  học  từ  xa,  ứng  dụng
                 triệt  để  công  nghệ  số  trong  công  tác  quản  lý,  giảng  dạy  và  học  tập;  số  hóa  tài  liệu,  giáo  trình;  xây
                 dựng  nền  tảng  chia  sẻ  tài  nguyên  giảng  dạy  và  học  tập  theo  cả  hình  thức  trực  tiếp  và  trực  tuyến.
                 Phát triển công nghệ phục vụ giáo dục, hướng tới đào tạo cá thể hóa” [3].
                         2.2. Ưu điểm và hạn chế của đào tạo từ xa
                         ĐTTX  đã  trở  thành  một  xu  hướng  giáo  dục  phổ  biến,  đặc  biệt  trong  bối  cảnh  chuyển  đổi
                 số  toàn  cầu.  Phương  thức  này  mang  lại  nhiều  lợi  ích  đáng  kể  cho  người  học,  nhưng  đồng  thời
                 cũng tồn tại những điểm yếu cần khắc phục để đảm bảo chất lượng giáo dục. Cụ thể:
                         Ưu điểm:
                         -  Linh  hoạt  về  thời  gian  và  không  gian:  Người  học  có  thể  tham  gia  các  khóa  học  ở  bất  kỳ
                 đâu,  bất  kỳ  khi  nào  mà  không  bị  ràng  buộc  bởi  địa  điểm  hay  thời  gian  cụ  thể.  Điều  này  rất  phù
                 hợp với những người bận rộn, như người đi làm hoặc những người sống ở các khu vực xa xôi.
                         -  Mở  rộng  cơ  hội  tiếp  cận  giáo  dục:  ĐTTX  tạo  điều  kiện  cho  nhiều  đối  tượng  học  viên
                 khác  nhau,  đặc  biệt  là  những  người  không  thể  theo  học  các  chương  trình  đào  tạo  truyền  thống  do
                 điều kiện địa lý, tài chính hoặc các rào cản khác.
                         -  Tài  nguyên  học  tập  đa  dạng  và  phong  phú:  Người  học  có  thể  tiếp  cận  các  tài  liệu  học
                 tập  đa  phương  tiện  như  video,  bài  giảng  trực  tuyến,  tài  liệu  số,  giúp  nâng  cao  trải  nghiệm  học  tập
                 và tăng cường khả năng tự học.
                         Hạn chế:
                         -  Thiếu  sự  tương  tác  trực  tiếp:  Một  trong  những  khó  khăn  lớn  nhất  của  ĐTTX  là  thiếu  sự
                 tương  tác  mặt  đối  mặt  giữa  người  học  và  GV,  dẫn  đến  việc  khó  khăn  trong  việc  trao  đổi,  giải  đáp
                 thắc mắc, và phát triển kỹ năng giao tiếp.
                         -  Yêu  cầu  kỹ  năng  tự  giác  và  quản  lý  thời  gian:  Hình  thức  này  đòi  hỏi  người  học  phải  có
                 tinh  thần  tự  giác  cao,  biết  cách  tự  lên  kế  hoạch  và  quản  lý  thời  gian  hiệu  quả.  Nếu  thiếu  những
                 kỹ năng này, học viên có thể dễ bị sao nhãng và không hoàn thành được khóa học.



                                                               89
   86   87   88   89   90   91   92   93   94   95   96