Page 90 - Bìa kỷ yếu
P. 90
ĐÀO TẠO TỪ XA TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ
XU HƯỚNG VÀ TRIỂN VỌNG
ThS. Bùi Thị Lự
Địa chỉ tác giả: Trung tâm Đào tạo trực tuyến, Trường Đại học Mở Hà Nội
Email: builu@hou.edu.vn
Tóm tắt: Trong bối cảnh chuyển đổi số, đào tạo từ xa được coi là một giải pháp hữu hiệu
mở ra cơ hội học tập linh hoạt, bình đẳng với khả năng tiếp cận sâu rộng trên phạm vi toàn cầu,
thúc đẩy sự phát triển của giáo dục trong kỷ nguyên số. Bài viết đã tập trung phân tích cơ sở lý
thuyết của đào tạo từ xa trong bối cảnh chuyển đổi số. Đặc biệt, thông qua kết quả nghiên cứu
của các công trình nghiên cứu đã có, tác giả tổng hợp, phân tích xu hướng và đánh giá triển
vọng của đào tạo từ xa trong bối cảnh chuyển đổi số. Từ đó, tác giả đề xuất một số định hướng
nhằm phát triển bền vững đào tạo từ xa trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay. Bài viết có thể là
nguồn tham khảo hữu ích cho các nhà giáo dục, nhà ngiên cứu cũng như các cơ sở giáo dục về
vấn đề phát triển đào tạo từ xa trong bối cảnh chuyển đổi số.
Từ khóa: đào tạo từ xa, chuyển đổi số, xu hướng đào tạo từ xa, triển vọng đào tạo từ xa,
cơ sở giáo dục, đào tạo trực tuyến.
I. Đặt vấn đề
Trong bối cảnh chuyển đổi số toàn cầu, đào tạo từ xa (ĐTTX) đã trở thành một phương
thức giáo dục quan trọng, đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng và linh hoạt của người học. Sự phát
triển vượt bậc của công nghệ thông tin cùng các nền tảng học tập trực tuyến đã thúc đẩy mạnh
mẽ xu hướng này, mang đến cơ hội tiếp cận kiến thức mọi lúc, mọi nơi. Tuy nhiên, bên cạnh
những lợi ích vượt trội, ĐTTX cũng đặt ra nhiều thách thức về chất lượng, quản lý và đánh giá.
Bài viết này sẽ phân tích những xu hướng và triển vọng của ĐTTX trong bối cảnh chuyển đổi số,
từ đó đưa ra những định hướng phát triển ĐTTX bền vững.
II. Cơ sở lý thuyết
2.1. Khái niệm
2.1.1. Đào tạo từ xa
Tác giả Keegan xác định: “ĐTTX là một phương pháp đào tạo trong đó phần lớn có sự
ngăn cách giữa người dạy và người học về mặt thời gian và/hoặc không gian” [5]
Theo tác giả Trần Bá Hoành, ĐTTX là “một phương thức đào tạo mà người học không
cần phải đến lớp học một cách thường xuyên, mà chủ yếu tự học qua tài liệu hướng dẫn, học liệu
điện tử và được hỗ trợ từ xa thông qua các phương tiện thông tin liên lạc” [1].
Giáo dục từ xa được hiểu là phương thức giáo dục không chính quy trong hệ thống giáo
dục quốc dân, trong đó phần lớn có sự giãn cách giữa người dạy và người học về mặt thời gian
và không gian. Người học theo hình thức giáo dục từ xa chủ yếu là tự học qua học liệu như giáo
trình, băng hình,..., bằng việc sử dụng các phương tiện nghe nhìn cá nhân, phát thanh, truyền
hình, các tổ hợp truyền thông đa phương tiện, mạng Internet dưới sự tổ chức, trợ giúp của nhà
trường giáo dục từ xa lấy tự học là chính, đòi hỏi người học phải tự giác, kiên trì và quyết tâm
cao để hoàn thành chương trình học tập của mình. Trong khuôn khổ bài viết này, có thể hiểu,
88