Page 93 - Bìa kỷ yếu
P. 93
IV. Kết quả và thảo luận
4.1. Xu hướng và triển vọng của đào tạo từ xa trong bối cảnh chuyển đổi số
Trong báo cáo của World Bank Group (2020): "Remote Learning, EdTech & COVID-19"
nhấn mạnh COVID-19 đã tạo ra sự thay đổi đột ngột và lớn lao đối với các hệ thống giáo dục
toàn cầu. Một xu hướng nổi bật là việc sử dụng công nghệ giáo dục (EdTech) để cung cấp học
tập từ xa với nhiều nền tảng học trực tuyến và công cụ kỹ thuật số được phát triển và triển khai
nhanh chóng. Các hình thức dạy và học không đồng bộ và kết hợp đã được sử dụng rộng rãi để
đảm bảo quá trình học tập không bị gián đoạn. Báo cáo cũng nhấn mạnh, ĐTTX có tiềm năng
tiếp tục phát triển ngay cả khi dịch bệnh kết thúc, bởi vì nó mở ra nhiều cơ hội cho việc tiếp cận
giáo dục toàn cầu, đặc biệt là ở những khu vực hẻo lánh. Để phát triển bền vững, cần có sự đầu
tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật và đào tạo kỹ năng số cho giáo viên và học sinh [12].
Trong báo cáo "The State of School Education: One Year into the COVID Pandemic" tổ
chức OECD đã cho thấy sự gia tăng nhanh chóng của các hình thức học trực tuyến và từ xa tại
các trường học trên toàn thế giới. Các quốc gia phát triển đã chuyển sang sử dụng công nghệ
giáo dục để giữ cho học sinh có thể tiếp tục học tập. Báo cáo cũng nhấn mạnh sự gia tăng đáng
kể về sự tương tác giữa nhà trường và phụ huynh thông qua các nền tảng kỹ thuật số. Điều này
đặt ra triển vọng, ĐTTX sẽ là một phần không thể thiếu của hệ thống giáo dục trong tương lai,
khi kết hợp với hình thức học tập trực tiếp (blended learning). OECD dự báo rằng công nghệ sẽ
tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc cá nhân hóa học tập và nâng cao hiệu quả giáo dục
[8].
UNESCO (2020) đã đề xuất rằng việc tái cấu trúc hệ thống giáo dục sau đại dịch sẽ dựa
vào việc phát triển các phương pháp giáo dục linh hoạt, trong đó học trực tuyến và đào tạo từ xa
là trung tâm. Xu hướng này hướng tới việc tạo ra một môi trường học tập bền vững và dễ tiếp
cận cho tất cả mọi người, với sự hỗ trợ từ công nghệ. Tổ chức này cũng nhấn mạnh cần thiết lập
các chính sách công giúp phát triển nội dung học tập số và thúc đẩy bình đẳng trong tiếp cận
công nghệ. Giáo dục số được kỳ vọng sẽ tạo ra những thay đổi tích cực, giúp nâng cao năng lực
học tập suốt đời cho toàn xã hội [11].
Trong cuốn sách "Teaching in a Digital Age: Guidelines for Designing Teaching and
Learning"tác giả Bates (2019) đã nhấn mạnh rằng công nghệ kỹ thuật số đã và đang thay đổi
cách dạy và học. Học trực tuyến, ĐTTX và học kết hợp đã trở thành những xu hướng chủ đạo,
đặc biệt trong giáo dục đại học. Ông cũng đề cập đến việc sử dụng công nghệ học tập cá nhân
hóa (personalized learning), giúp người học có thể tiến bộ theo tốc độ riêng và được hỗ trợ tốt
hơn trong quá trình học tập. Theo đó, việc thiết kế các chương trình học tập số cần linh hoạt và
hướng đến việc sử dụng nhiều định dạng khác nhau (video, tương tác, bài kiểm tra tự động) để
tối ưu hóa trải nghiệm người học. Công nghệ sẽ không chỉ hỗ trợ ĐTTX mà còn giúp phát triển
các phương pháp giảng dạy tiên tiến hơn, như trí tuệ nhân tạo và học máy [4].
Trong bài viết “ĐTTX và nhu cầu toàn cầu”, tác giả Neil Kemp (2020) đã chỉ rõ những
ưu thế của ĐTTX như mang đến nhiều lựa chọn hơn cho SV bao gồm các bằng cấp quốc tế chất
,
lượng và chứng nhận nghề nghiệp, linh hoạt và đa dạng hóa về phương thức tổ chức, phù hợp
với nhu cầu của SV, đặc biệt là những người thiệt thòi và bị phân biệt đối xử. Từ đó, tác giả
khẳng định ĐTTX cung cấp một hướng đi mới, để có thể vừa phát triển song song, vừa tích hợp
ở những với những chương trình đào tạo tại trường, tạo ra cơ hội chuyển tiếp cho SV. Các trường
đại học khi tham gia ĐTTX cần có cam kết và đầu tư dài hạn, tích hợp ĐTTX vào chiến lược
quốc tế và phát triển các quan hệ đối tác quốc tế. ĐTTX sẽ tiếp tục phát triển thông qua hợp tác
91