Page 88 - Bìa kỷ yếu
P. 88
- Trang đích trỏ về (Nội dung nhà trường muốn “khách hàng” tìm hiểu, nơi có thể “chốt
sale” tốt nhất là bài viết nào?).
4.5.2. SEO (Search Engine Optimization)/ Career Page Optimization
Một trong những điều quan trọng nhất là, hầu hết người dùng internet thường không duyệt
qua quá 3 trang đầu của kết quả tìm kiếm để tìm kiếm cho thông tin họ cần. Điều này có nghĩa,
đội ngũ truyền thông cần chọn đúng từ khóa và cụm từ khóa mà người dùng sử dụng để vào tới
website của mình, sao cho kết quả của mình luôn nằm trong phạm vi 3 trang đầu của kết quả tìm
kiếm là lí tưởng nhất. Điều đó cho thấy, cần đầu tư hơn vào những kĩ thuật tối ưu hóa của SEO
và tạo ra những nội dung có sức hút và phù hợp cho đối tượng mục tiêu của mình. Tối ưu hóa
,
trang web về vị trí công việc để ứng viên dễ dàng tìm thấy thông tin và đăng ký tối ưu hóa trang
web để xuất hiện đầu tiên trong kết quả tìm kiếm của ứng viên Kết hợp với quảng cáo Google
.
thì SEO giúp trường tăng phạm vi có mặt trên các lượt tìm kiếm tại trang 1, trang 2, để từ đó
người đọc tới đâu cũng có thể thấy được thông tin của trường. SEO giúp website lên top không
tốn phí, có thể giữ hạng lâu dài, điều này giúp tăng khả năng “khách hàng” tìm thấy thông tin
của trường nhiều hơn, cụ thể là: SEO location; SEO video; SEO bài viết; SEO Facebook,…Các
công cụ SEO: Công cụ phân tích đối thủ; Công cụ phân tích tình trạng website. Các công nghệ
SEO: Blogger; WordPress.
4.5.3. Email Marketing
Gửi email chuyên sâu và hấp dẫn đến danh sách người đã đăng ký để giới thiệu vị trí công
việc. Mục đích của email marketing không phải chỉ để gửi mail “bán hàng”, mà quan trọng hơn
đó là gửi mail cho “khách hàng” những giá trị họ cần. Từ đó, khiến cho “khách hàng” yêu quý,
tin tưởng và tiến hành “mua hàng” của các trường đại học.
4.5.4. Content Marketing
Tạo ra nội dung hấp dẫn như video, bài viết, và tranh để thu hút sự chú ý của ứng viên.
Khuyến khích nhân viên hiện tại giới thiệu bạn đồng nghiệp tiềm năng. Đề xuất bài tập thực
hành cho nhóm sinh viên học ngành Thương mại Điện tử thiết kế quảng cáo các loại hình đào
tạo phi chính quy của Trường Đại học Mở Hà Nội, đồng thời tạo một số trang Facebook, Meta
hoặc Zalo Business để tiến hành chạy thử quảng cáo đang tuyên truyền tuyển sinh như loại hình
đào tạo Song bằng, Văn bằng 2, Liên thông, Vừa làm vừa học, Từ xa và cả bậc Thạc sỹ, Tiến sĩ.
V. Kết luận
Để phù hợp với xu hướng phát triển mạnh mẽ của Công nghệ thông tin và cách mạng
công nghệ 4.0, các cơ sở giáo dục nói chung, các trường đại học và Trung tâm giáo dục thường
xuyên, giáo dục nghề nghiệp, các trường Trung cấp, Cao đẳng trên cả nước nói riêng đã sử dụng,
khai thác mạng xã hội hiệu quả trong việc truyền thông về tuyển sinh, đào tạo bồi dưỡng các
ngành nghề mà đơn vị được phép đào tạo theo quy định. Việc truy cập mạng xã hội của người có
nhu cầu học tập được thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi. Các phương tiện truy cập rất đa dạng và
phong phú như: điện thoại di động, laptop, máy tính để bàn, máy tính bảng, đồng hồ thông minh
và các thiết bị khác, trong đó được sử dụng nhiều nhất là điện thoại di động. Qua đó, cho phép
người có nhu cầu đăng ký học đại học theo hình thức phi chính quy của Trường Đại học Mở Hà
Nội có thể kết nối, giao lưu, chia sẻ những thông hữu ích trên nền tảng Internet.
Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của kinh tế số, các trường đại học có xu hướng sử dụng
Digital marketing nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh, quảng bá hình ảnh, tiết kiệm chi phí, đồng thời,
nhanh chóng tiếp cận tới đối tượng khách hàng mục tiêu: thế hệ trẻ - thế hệ tiếp cận thông tin
chủ yếu qua thiết bị điện tử, công nghệ thông tin và internet. Trước xu thế cạnh tranh cao giữa
86