Page 86 - Bìa kỷ yếu
P. 86
4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác xác định đối tượng mục tiêu
Đối tượng mục tiêu mà Trường Đại học Mở Hà Nội muốn hướng tới để tuyển sinh hệ phi
chính quy là người học đã tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên và phụ huynh. Tuy nhiên, đối
tượng này sẽ có sự phân loại khác nhau về mặt địa lý, vùng miền, điều kiện cũng như sự hiểu
biết. Trong nhóm này lại được chia ra từng nhóm khác nhau bởi họ có nhu cầu tiếp cận thông tin
khác nhau: đối tượng truyền thông nội bộ (viên chức, người lao động, học viên, sinh viên), đối
tượng truyền thông đại chúng (phụ huynh, thí sinh...). Do đó, trường cần phải thiết kế các thông
điệp truyền thông thật sự dễ hiểu, gần gũi, hình ảnh trực quan sinh động để công chúng mục tiêu
hiểu và cảm nhận một cách chính xác nhất.
Nhà trường cần phải có sự nghiên cứu, thống kê nhu cầu ngành học, nguồn nhân lực thực
tế hiện tại xã hội cần để xây dựng ngành học mới, tập trung đào tạo theo nhu cầu xã hội. Hiện
nay, Trường Đại học Mở Hà Nội định hướng phát triển theo hướng đa dạng ngành học nhằm thu
hút thí sinh cũng như các bậc phụ huynh cân nhắc và lựa chọn theo học tại trường.
Sử dụng các kĩ thuật của Digital marketing để tạo ra và chia sẻ thông tin theo các cấp độ
của từng nhóm người học tiềm năng này. Cùng một cách làm tương tự, các cơ sở giáo dục có thể
dùng Digital marketing để tạo ra nội dung có sức ảnh hưởng trực tiếp đến những người học tiềm
năng. Ngoài ra, giao tiếp trực tiếp thông qua những kênh online cũng có thể được sử dụng với
Digital marketing để duy trì giao tiếp đối thoại với đối tượng mục tiêu của mình.
4.3. Giải pháp hoàn thiện công tác xác định mục tiêu digital marketing
Trường Đại học Mở Hà Nội nên xác định mục tiêu truyền thông marketing cho từng giai
đoạn tương ứng với các giai đoạn khác nhau của quá trình tuyển sinh. Căn cứ vào mục tiêu từng
giai đoạn, Trường có thể dễ dàng theo dõi, kiểm soát việc đạt được mục tiêu đặt ra. Chú trọng
hơn nữa mục tiêu phát triển, nâng cao uy tín, thương hiệu của trường. Nhận thức rõ về vai trò,
hình ảnh, sứ mệnh của trường đại học đối với sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cho
đất nước, đồng thời, khẳng định đây là môi trường tốt, đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập, thực
hành, cơ hội thực tập đối với người học.
4.4 Giải pháp về kênh digital marketing
4.4.1. Website
Giao diện: Màu sắc website phù hợp với các tiêu chí như đặc thù, thương hiệu của trường,
cách phân bổ màu chính phụ trong website; logo trên website: Logo là yếu tố rất quan trọng
trong nhận diện thương hiệu, vì vậy, cần cân nhắc thiết kế logo độc đáo và vị trí đặt logo trên
website thật hợp lý.
Các danh mục trên website: Danh mục chính cần truyền tải đầy đủ thông tin cần cung cấp,
sao cho hỗ trợ SEO đưa website lên top hiệu quả; danh mục phụ cần phải mô tả đầy đủ thông tin
chi tiết từ danh mục chính.
Nội dung: Hệ thống bài viết chính là linh hồn của website, giúp “khách hàng” hiểu và tin
tưởng vào “sản phẩm” của bạn.
Chức năng: Website cần phải đáp ứng được những yêu cầu: Trao đổi thông tin; trả lời thắc
mắc; liên lạc; website cần trang bị đầy đủ các chức năng như: Chat trực tuyến; thu thập thông tin
của người tiếp cận.
4.4.2. Social Media Marketing
Sử dụng các nền tảng như LinkedIn, Facebook, Instagram, Tiktok,…để tiếp cận và tương
tác với ứng viên tiềm năng ; Các hệ thống chức năng của Facebook Marketing cần triển khai với
các công cụ như sau: Power editor: giúp quảng cáo dễ dàng hơn; Pixel: thu thập thông tin người
84