Page 85 - Bìa kỷ yếu
P. 85
cao chất lượng dịch vụ đào tạo chung của nhà trường. Tuy nhiên, để triển khai ứng dụng digital
marketing thành công được trong công tác tuyển sinh phi chính quy, nhà trường còn phải đối mặt
với một số những thách thức nhất định, đó là:
- Đội ngũ nhân lực chưa được đào tạo chuyên nghiệp, còn thiếu cập nhật và và chưa đầy
đủ về xu hướng, về mối quan hệ công chúng và các khoá học; biên tập content, kịch bản, xây
dựng nhận diện thương hiệu, trực tuyến trên các trang Google, LinkedIn, Coursera,…
- Điều chỉnh với sự thay đổi của công nghệ: Với sự phát triển của các công nghệ mới,
như: mạng xã hội và điện thoại di động, trường đại học phải kiểm soát các kênh truyền thông
này để đáp ứng nhu cầu của sinh viên và các cộng đồng khác.
- Tìm kiếm nguồn lực cho việc quảng bá: Việc quảng bá của trường đại học đòi hỏi đầu
tư nhất định cho các chi phí truyền thông.
- Công tác truyền thông tại các trường đại học phải thường xuyên cập nhật xu hướng
Digital Marketing mới nhất.
- Cần đáp ứng nhiều đối tượng tiếp cận trong quá trình xây dựng chiến lược Digital
Marketing là một vấn đề khó khăn của công tác truyền thông tại trường đại học (đa dạng đối
tượng tiếp cận là giảng viên, sinh viên, phụ huynh, thí sinh...)
Bên cạnh đó, ứng dụng digital marketing thành công được trong công tác tuyển sinh phi
chính quy của Trường Đại học Mở Hà Nội còn có những khó khăn nhất định, đó là:
(1) Đối tượng digital marketing mục tiêu được xác định chung là học sinh lớp 12, phụ
huynh và một số đối tượng có nhu cầu tìm hiểu lựa chọn ngành nghề, chưa được phân đoạn chi
tiết hơn (theo vùng miền, nhu cầu, sự hiểu biết…);
(2) Nguồn thông điệp chủ yếu là các bài phát biểu, phỏng vấn lãnh đạo trường, các hoạt
động giảng dạy, học tập… trong trường, chưa đa dạng nguồn thông điệp để tạo dựng niềm tin
với công chúng mục tiêu;
(3) Một số công cụ truyền thông chưa đạt hiệu quả mong muốn; website, fanpage,
facebook chưa thường xuyên được cập nhật thông tin, đổi mới hình ảnh để tăng tính hấp dẫn,
kênh tik tok, zalo business,.. chưa được khai thác có hiệu quả;
IV. Đề xuất giải pháp phát triển Digital marketing trong công tác truyền thông hệ
phi chính quy tại Trường Đại học Mở Hà Nội
4.1. Giải pháp chung
Xây dựng đội ngũ quản trị thương hiệu và truyền thông Digital marketing của trường đại
học chuyên trách với yêu cầu cao về hiểu biết quản trị thương hiệu và truyền thông thương hiệu
trường đại học, đồng thời tư vấn và hỗ trợ tạo các quảng bá, giao diện quảng cáo cho đối tác liên
kết đào tạo trên cả nước về xây dựng bộ nhận diện thương hiệu của Trường Đại học Mở Hà Nội,
giới thiệu sâu hơn về nhóm các giải pháp quảng bá và sử dụng để truyền thông tới người học và
các nhà tuyển dụng biết đến trên các trang mạng xã hội và email doanh nghiệp hoặc zalo
business,..
Xây dựng chiến lược thương hiệu nói chung, kế hoạch Digital marketing nói riêng trong
dài hạn và các kế hoạch truyền thông thương hiệu phù hợp cho từng thời kỳ cũng như ký kết với
các tổ chức như Hiệp hội thương mại điện tử để hỗ trợ, cung cấp các khóa học trực tuyến, các
khóa học xây dựng thương hiệu, nhận diện thương hiệu để đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên liên
tục các cán bộ làm truyền thông trong nhà Trường và các đối tác làm công tác tuyển sinh chuyên
trách tại các trạm liên kết đào tạo với Trường Đại học Mở Hà Nội trên cả nước.
83