Page 53 - Bìa kỷ yếu
P. 53
QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRONG BỔI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
ThS. Trần Tiến Dũng, ThS Bùi Thị Minh Tâm
Địa chỉ tác giả: Trung tâm Công nghệ kỹ thuật số, Trường Đại học Mở Hà Nội
Email: trantiendung.nd91@hou.edu.vn
Tóm tắt: Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu
thế hàng đầu để phát triển nhanh và bền vững; sự nghiệp này được Đảng, Chính phủ, các bộ,
ngành, địa phương và từng người dân đặc biệt quan tâm. Với thế mạnh đào tạo từ xa, Trường
Đại học Mở Hà Nội càng ý thức được công tác chuyển đổi số phải được quan tâm để phát triển
nhanh chóng. Ứng dụng chuyển đổi số sẽ tạo ra mô hình giáo dục thông minh, từ đó giúp việc
học tập, hấp thụ kiến thức của người học trở nên đơn giản, thuận tiện và tạo điền kiện cho người
học ngày càng chủ động dựa trên sự phát triển của nền tảng số, ở bất kỳ đâu người học cũng có
thể học tập, nghiên cứu dựa trên kho tài nguyên số đa dạng và phong phú. Đi kèm với sự phát
triển đó, công tác quản lý đào tạo cũng cần chuyển mình song hành để có thể đáp ứng được vai
trò quản lý trong thời đại số hiện nay. Bài viết này sẽ làm rõ những thuận lợi, khó khăn và thách
thức trong công tác quản lý đào tạo trên nền tảng số từ đó đề xuất ra được các giải pháp triển
khai hiệu quả.
Từ khóa : Quản lý đào tạo, nền tảng số, chuyển đổi số.
I. Đặt vấn đề
Chuyển đổi số là một xu thế tất yếu khách quan diễn ra toàn diện trong mọi lĩnh vực và
trên phạm vi toàn cầu trong giai đoạn hiện nay. Thực tế cho thấy, chuyển đổi số đã và đang góp
phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa xã hội và làm thay đổi phương thức quản lý nhà nước
cũng như đời sống văn hóa – xã hội trong đó có giáo dục. Trong thời gian qua, Đảng và Nhà
nước đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh ứng dụng, phát triển khoa học công nghệ
và đổi mới sáng tạo. Các văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã lần đầu tiên đề cập đến các khái
niệm chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số. Hai trong năm quan điểm phát triển chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 cũng nhấn mạnh về chuyển đổi số, cụ thể như sau: (i)
Quan điểm thứ nhất xác định “Phát triển nhanh và bền vững dựa chủ yếu vào khoa học - công
nghệ, đổi mới sáng tạo và công nghệ số. Phải đổi mới tư duy và hành động, chủ động nắm bắt
kịp thời, tận dụng hiệu quả các cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư gắn với quá
trình hội nhập quốc tế để cơ cấu lại nền kinh tế, phát triển kinh tế số, xã hội số, coi đây là nhân
tố quyết định nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh”, (ii) quan điểm thứ 2:
“Hệ thống pháp luật phải thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và phát triển các sản phẩm,
dịch vụ, mô hình kinh tế mới” [1]. Chính phủ cũng đã có Quyết định 749/QĐ-TTg ngày 03
tháng 6 năm 2020 Phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng
đến năm 2030” [2]. Quyết định 505/QĐ-TTg ngày 22/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Ngày
Chuyển đổi số quốc gia lấy ngày 10 tháng 10 hàng năm là Ngày Chuyển đổi số quốc gia, Thủ
tướng cũng đã nhấn mạnh “chuyển đổi số tác động tới mọi người dân, cho nên, phải lấy người
dân làm trung tâm, chủ thể, mục tiêu, động lực cho chuyển đổi số”[3]. Chuyển đổi số thực hiện ở
51