Page 51 - Bìa kỷ yếu
P. 51

xây  dựng  hình  ảnh  thương  hiệu  vốn  có  của  mình  thông  qua  chất  lượng  đào  tạo,  đối  với  các  nhà
                 trường  thực  hiện  theo  phương  pháp  này  thì  kết  quả  của  quá  trình  đào  tạo  ảnh  hưởng  tích  cực  tới
                 kết  quả  tuyển  sinh.  Ở  chiều  ngược  lại,  các  nhà  trường  chưa  gây  được  ấn  tượng  thông  qua  chất
                 lượng  đào  tạo  thì  nên  có  lộ  trình  nâng  cao  chất  lượng  và  mở  rộng  phạm  vi  đào  tạo  thông  qua  việc
                 gia  tăng  mạnh  số  lượng  ngành  nghề  đào  tạo  mà  nhà  trường  sở  hữu;  Song  song  với  đó  phải  xây
                 dựng kế hoạch tuyển sinh phủ sóng rộng khắp trên các kênh thông tin truyền thông.
                       Các  nhà  trường  cần  có  sự  phối  kết  hợp  thực  hiện  các  chiến  dịch  marketing  hiệu  quả,  từ  đó
                 khuyến  khích  tinh  thần  học  tập  cũng  như  rút  ngắn  những  rào  cản  mà  đào  tạo  truyền  thống  mang
                 lại.  Có  thể  kể  đến  việc  sử  dụng  các  trang  mạng  xã  hội  được  giới  trẻ  ưa  dùng  để  đăng  thông  tin
                 tuyển sinh dưới dạng các clip ngắn nhưng kích thích thị hiếu người xem.
                       4.2.3. Chuyển đổi số trong công tác đào tạo
                       Nhìn  chung,  các  đơn  vị  trường  đào  tạo  cần  phải  xây  dựng  lộ  trình,  kế  hoạch  và  cả  nhân  lực
                 để  thực  sự  chuyển  đổi  số  các  chương  trình  đào  tạo  nhưng  vẫn  xây  dựng  các  phương  án,  cách
                 thức đánh giá người học để đảm bảo chất lượng đầu ra.
                       Đối  với  nguồn  nhân  lực  phục  vụ  chuyển  đổi  số,  tất  cả  cán  bộ  -  giảng  viên  đều  sở  hữu  kiến
                 thức  cũng  như  kỹ  năng  công  nghệ  thông  tin  tốt,  được  tập  huấn  về  phương  pháp,  kĩ  năng,  sử  dụng
                 tổng  hợp  nhiều  kỹ  năng  ứng  dụng  công  nghệ  tin  học  để  xây  dựng  nội  dung  đào  tạo  số.  Xác  định
                 rõ  đội  ngũ  giảng  viên  có  vai  trò  tạo  nên  thương  hiệu,  chất  lượng  của  cơ  sở  đào  tạo  ở  trong  nước
                 cũng  như  quốc  tế.  Với  sứ  mạng  vô  cùng  quan  trọng  trong  việc  đào  tạo  nguồn  nhân  lực  vừa  có
                 trình  độ  chuyên  môn  cao,  vừa  có  phẩm  chất  nhân  cách  tốt  -  những  công  dân  có  khả  năng  đáp
                 ứng  yêu  cầu  đổi  mới  và  phát  triển  đất  nước.  Chất  lượng  đội  ngũ  giảng  viên  còn  là  một  tiêu  chí
                 quan  trọng  trong  đánh  giá,  kiểm  định  chất  lượng  trường  đại  học.  Do  đó  việc  chăm  lo  xây  dựng
                 và   phát   triển   đội  ngũ  giảng  viên  các  trường  ĐH-CĐ  sẽ  tạo  được  sự  chuyển  biến  lớn  về  chất
                 lượng  giáo  dục.  Ngày  nay,  với  xu  thế  phát  triển  của  xã  hội,  những  giảng  viên  lớn  tuổi  sẽ  đảm
                 nhận  vai  trò  cố  vấn  nội  dung  đào  tạo  nhiều  hơn  trong  khi  việc  thực  hiện  công  tác  hậu  cần  kỹ
                 thuật  và  đào  tạo  sẽ  được  đảm  nhận  bởi  các  giảng  viên  trẻ  tuổi.  Việc  sắp  xếp  trên  vừa  đưa  ra  được
                 nội  dung  đào  tạo  tin  cậy  đồng  thời  đảm  bảo  việc  người  học  sẽ  tiếp  cận  các  kiến  thức,  kỹ  năng
                 một cách nhẹ nhàng từ những lớp giảng viên mới năng động và cởi mở hơn.
                       Để  quá  trình  chuyển  đổi  số  công  tác  đào  tạo,  hạ  tầng  công  nghệ  đóng  vai  trò  quan  trọng,
                 quyết  định  thành  công  việc  triển  khai  dạy  -  học  trực  tuyến.  Các  đơn  vị  cần  phát  triển  hệ  thống
                 LMS  và  LCMS  phù  hợp  hỗ  trợ  cho  việc  đào  tạo  số  chuyên  biệt  (LMS  quản  lí  các  hoạt  động  học
                 tập  trực  tuyến,  LCMS  quản  lí  nội  dung  học  tập),  sử  dụng  được  trên  nhiều  nền  tảng  hệ  điều  hành,
                 sử  dụng  linh  hoạt  đối  với  các  loại  đường  truyền  như  trực  tuyến  hoặc  ngoại  tuyến  với  mục  đích
                 thuận  tiện  cho  người  học.  Đối  với  LMS,  yếu  tố  công  nghệ  thể  hiện  rõ  qua  một  tập  hợp  hoạt  động
                 đào  tạo  được  số  hóa  bao  gồm:  Học  tập  di  động;  Nội  dung  tương  tác  (hướng  tới  các  trải  nghiệm
                 kích  thích  các  giác  quan  nhưng  vẫn  đảm  bảo  nội  dung  truyền  tải);  Trợ  giảng  tự  động  đòi  hỏi
                 tương  tác  có  điều  kiện;  Sử  dụng  trí  tuệ  nhân  tạo  trong  quá  trình  đánh  giá  và  phản  hồi  tới;  thay
                 đổi  phương  pháp  sư  phạm  (dạy  học  tích  cực,  lớp  học  đảo  ngược,  các  minigame  thử  thách  học
                 tập...)
                       Rõ  ràng  có  thể  thấy,  đây  là  quá  trình  dài  hạn,  vì  thế,  phân  bổ  về  tài  chính  cũng  như  sắp  xếp
                 nguồn  lực,  thời  gian  hợp  lí  để  xây  dựng,  phát  triển  và  duy  trì  luôn  được  diễn  ra  song  song  với
                 quá trình khai thác hệ thống mà không tạo ra ảnh hưởng tiêu cực đến trải nghiệm của người học.
                       Tựu  chung,  tất  cả  đều  hướng  tới  tạo  nên  một  môi  trường  đào  tạo  số  vừa  linh  hoạt  với  trọng
                 tâm  là  người  học  được  chủ  động  tiếp  cận  kiến  thức  và  hình  thành  kỹ  năng;  Đồng  thời  chú  trọng

                                                               49
   46   47   48   49   50   51   52   53   54   55   56