Page 50 - Bìa kỷ yếu
P. 50
Nơi các giáo viên, giảng viên truyền thống sẽ phải cân đối giữa năng lực sư phạm, năng lực
chuyên môn, năng lực công nghệ thông tin để thay đổi bài giảng, xây dựng và quản lý hoạt động
của giờ học vốn dĩ đã đặt ra nhiều thách thức về năng lực cá nhân, Bên cạnh đó, đơn vị khảo thí -
đảm bảo chất lượng cũng phải sở hữu năng lực tương tự để có thể đánh giá.
Với cơ sở hạ tầng kỹ thuật, việc xây dựng và quản lý hạ tầng chuyển đổi số là một công
việc cần nguồn nhân lực có chuyên môn sâu, chi phí xây dựng, mua sắm, lắp đặt tốn kém khiến
nguồn kinh tế của nhiều đơn vị không đáp ứng được dẫn tới hạ tầng phục vụ chuyển đổi số thiếu
sự đảm bảo.
Về giáo dục, bên cạnh các trường ĐH lớn đã chú trọng và duy trì quá trình chuyển đổi số
nhiều năm nay thì nội dung và phương pháp dạy học của nhiều đơn vị khác nhìn chung còn lạc
hậu. Việc xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình chưa quan tâm đúng mức; nội dung
chương trình thiếu tính cập nhật, việc áp dụng các chương trình và giáo trình chưa được thẩm
định kỹ càng nhằm đánh giá đầy đủ khả năng vận dụng và hiệu quả đối với giáo dục nước ta.
Bên cạnh đó tư duy cũ về việc dạy học trực tiếp vẫn còn được đặt nặng, đặc biệt là đào tạo nhân
lực của các trường khối kỹ thuật.
Về đạo đức, việc chuyển đổi số trong lĩnh vực đào tạo đã đặt ra một khía cạnh mới. Việc
đòi hỏi đội ngũ giáo viên, giảng viên kết hợp đội ngũ kỹ thuật để phối hợp ban hành một nội
dung đào tạo chuyển đổi số rất khó khăn và cồng kềnh, khiến cho trong quá trình thực hiện sẽ
phát sinh sự “đơn giản hóa” để đạt nội dung hay chỉ tiêu. Trong quá trình chuyển đổi số, nếu
hiện tượng đó xảy ra lâu dài và liên tục, với bất cứ quy mô nào cũng đều dẫn tới sự không thành
công của quá trình chuyển đổi số trong đào tạo. Về người học, việc học tập được số hóa cũng mở
ra cách học mới, nơi người học có thể là người, nhưng cũng có thể là máy móc. Việc kiểm duyệt
ngày càng khó khăn khi công nghệ để thay thế, hiện diện thay con người ngày càng phát triển
khiến nhà trường sẽ không kiểm soát được chính xác lượng kiến thức mà người học đã tiếp thu
để đưa ra các đánh giá chính xác dựa trên các tiêu chí, tiêu chuẩn của người học sau khi đào tạo.
4.2. Một số giải pháp chuyển đổi số có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng tuyển sinh
và đào tạo.
4.2.1. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các đơn vị thực hiện chuyển đổi số trong
lĩnh vực đào tạo
Việc tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, lợi ích của đào tạo trực tuyến trong
các trường ĐH-CĐ cần được đẩy mạnh, không chỉ trong ngành Giáo dục mà còn với toàn xã hội.
Các chủ thể quản lí, giảng viên, sinh viên các nhà trường cần nhận thức rõ những thuận lợi, khó
khăn và những điều kiện để thực hiện chuyển đổi số có hiệu quả. Bên cạnh đó, chuyển đổi số tại
các nhà trường cần sự thấu hiểu và hỗ trợ bằng vật chất cụ thể từ các đơn vị chủ quản thì quá
trình chuyển đổi số mới thành công bởi quá trình chuyển đổi số cần rất nhiều kinh phí để xây
dựng hạ tầng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên xây dựng, vận hành và bảo mật hệ thống.
4.2.2. Chuyển đổi số trong công tác tuyển sinh
Đối với các nhà trường, nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong công tác tuyển sinh có hiệu
quả thì việc phối kết hợp giữa ban tuyển sinh và bộ phận kỹ thuật trở nên rất quan trọng. Chuyển
đổi từ việc tuyển sinh trực tiếp cần nhiều hồ sơ giấy tờ gốc chuyển đối số hóa thành hồ sơ người
học trực tuyến trực tuyến, xây dựng hệ thống xác minh sự tin cậy đối với các hồ sơ trực tuyến.
Đối với quá trình tuyển sinh, các lãnh đạo phải xác định rõ đặc thù và thế mạnh của đơn vị
mình, từ đó đưa ra phương hướng quảng bá tuyển sinh hiệu quả. Đối với các đơn vị trường có
truyền thống để lại ấn tượng tốt đối với thị trường lao động cũng như nhân dân thì nên tiếp tục
48