Page 49 - Bìa kỷ yếu
P. 49
xuất một số khuyến nghị góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tuyển sinh cũng như đào tạo
có sự tham gia của sản phẩm là kết quả của quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục trong
giai đoạn hiện nay.
IV. Kết quả nội dung nghiên cứu
4.1. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình chuyển đổi số trong công tác đào tạo
và tuyển sinh
4.1.1. Những thuận lợi
Thứ nhất, Trong cuộc CMCN 4.0, giai đoạn từ những năm 2010 trở đi, các trường đại học
cao đẳng nói chung, Trường CĐ Việt – Đức Nghệ An nói riêng đều chú trọng xây dựng cơ sở hạ
tầng kỹ thuật số, đưa nhiều ứng dụng trên nền tảng kỹ thuật số áp dụng vào trong công tác dạy
học. Đây là bước đi nền tảng cho quá trình số hóa trên nhiều lĩnh vực hoạt động có trong một
nhà trường.
Tại Việt Nam, hạ tầng công nghệ luôn được quan tâm phát triển nhanh chóng. Việc có
nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ mạng thúc đẩy sự cạnh tranh xây dựng thương hiệu dẫn tới hạ
tầng mạng Internet với tốc độ đường truyền và chi phí tốt. Bên cạnh đó, Việt Nam được thống kê
sở hữu tỷ lệ người sử dụng Internet rất cao. Về phương diện xã hội, đất nước chúng ta cũng đang
trong “thời kì dân số vàng”, trong đó số lượng người dưới 30 tuổi chiếm trên 50% dân số, là
những người dễ dàng tiếp cận với công nghệ thông tin và truyền thông. Vì vậy, Việt Nam được
đánh giá là quốc gia có tiềm năng phát triển E-learning lớn. Dự báo trong thời gian tới, nhu cầu
người học đối với việc đào tạo thông qua E-learning tiếp tục giữ mức ổn định. Tuy nhiên, phần
lớn tập trung vào luyện thi, luyện ngoại ngữ và các kĩ năng mềm.
Hạ tầng dữ liệu của giáo dục số trong bối cảnh ứng dụng kết nối vạn vật trên nền tảng
Internet (IoT), dữ liệu lớn (Big Data) rất cởi mở, mang lại nhiều cơ hội và khả năng tiếp cận tri
thức, chia sẻ thông tin.
Thứ hai chương trình đào tạo đào tạo ở các trường ĐH-CĐ khá đa dạng, phong phú, với
,
nhiều nội dung có thể áp dụng dạy học trực tuyến. Bên cạnh đó, các trường học cũng sở hữu lực
lượng giáo viên, giảng viên bên cạnh sở hữu trình độ chuyên môn còn được trang bị các các kỹ
năng công nghệ thông tin cơ bản có thể làm việc trong nền tảng số. Ngoài ra, theo thời gian, lực
lượng giáo viên - giảng viên trẻ “thế hệ gen Y, gen Z” năng động sẽ giúp các nhà trường có động
lực hơn trong quá trình chuyển đổi số.
4.1.2. Những thách thức của quá trình chuyển đổi số được ghi nhận
Về cơ bản, các thách thức không giải quyết được của các trường đại học cao đẳng năm ở
các khía cạnh bao gồm: thể chế; công nghệ; giáo dục; đạo đức.
Về thể chế, có thể thấy rõ ràng Việt Nam đã có những chính sách vĩ mô từ Đảng và Nhà
nước về thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục đại học, cao đẳng. Tuy nhiên,
việc triển khai chính sách trong thực tế còn chưa tốt, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục từ xa.
Khung pháp lí chưa đầy đủ dẫn tới việc áp dụng E-learning cho đào tạo chính quy, đào tạo sau
đại học không có cơ sở pháp lí rõ ràng để áp dụng. Tâm lí đánh giá thấp bằng cấp từ đào tạo từ
xa và trực tuyến của nhà tuyển dụng và người học làm hạn chế khả năng thu hút người học. [4]
Về công nghệ, yếu tố này được xét trên hai phương diện tận dụng các nền tảng sẵn có của
khoa học công nghệ là con người và cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo phục vụ chuyển đổi số.
Việc chuyển đổi số là một hoạt động của con người, vậy yếu tố con người là yếu tố quan trọng
nhất. Trong quá trình chuyển đổi số, rất nhiều nhà trường sẽ gặp vấn đề ở ngay đội ngũ lãnh đạo
quản lý, kế đến là đội ngũ thực thi như kỹ thuật viên, giảng viên xây dựng các bài giảng số hóa.
47