Page 45 - Bìa kỷ yếu
P. 45

Các  chatbot  và  trợ  lý  ảo  được  tích  hợp  AI  có  thể  giúp  trả  lời  câu  hỏi  của  người  học,  cung
                 cấp  thông  tin  và  tài  liệu  học  tập,  hoặc  nhắc  nhở  lịch  trình  học  tập.  Điều  này  giúp  người  học  nhận
                 được sự hỗ trợ liên tục 24/7 mà không phụ thuộc vào thời gian làm việc của giảng viên.
                         Giảng  viên  có  thể  chỉ  dẫn  cách  sử  dụng  các  công  cụ  này  để  hỗ  trợ  quá  trình  tự  học,  giúp
                 sinh  viên  tận  dụng  tối  đa  các  tính  năng  của  chúng.  Người  học  sẽ  được  trang  bị  kỹ  năng  sử  dụng
                 các  công  cụ  hỗ  trợ  học  tập  hiện  đại  như  phần  mềm  nhận  diện  giọng  nói,  dịch  thuật  tự  động,  hoặc
                 phân  tích  văn  bản.  Một  số  công  cụ  như  Grammarly  (sửa  lỗi  ngữ  pháp),  Quillbot  (paraphrasing),
                 hay  các  ứng  dụng  chuyển  đổi  văn  bản  thành  giọng  nói  có  thể  giúp  người  học  nâng  cao  kỹ  năng
                 viết  và  đọc  hiểu.  Các  công  cụ  như  ứng  dụng  phân  tích  dữ  liệu  học  tập  (learning  analytics)  có  thể
                 giúp  người  học  theo  dõi  tiến  độ  học  tập,  xác  định  điểm  mạnh,  điểm  yếu  và  xây  dựng  kế  hoạch
                 cải  thiện.  Tuy  nhiên,  cần  có  các  hướng  dẫn  cụ  thể  để  tránh  tình  trạng  sinh  viên  lệ  thuộc  quá  mức
                 vào  AI  trong  việc  thực  hiện  bài  tập,  đặc  biệt  là  đối  với  các  bài  kiểm  tra  hoặc  viết  luận.  Điều  này
                 nhằm đảm bảo tính trung thực và phát triển năng lực cá nhân của người học.
                         Việc  ứng  dụng  mạnh  mẽ  AI  vào  quá  trình  đào  tạo  từ  xa  không  chỉ  giúp  nâng  cao  chất
                 lượng  giảng  dạy  mà  còn  mở  ra  những  cơ  hội  mới  cho  người  học  trong  việc  phát  triển  kỹ  năng  số
                 và  khả  năng  tự  học.  Giảng  viên  cần  đóng  vai  trò  hướng  dẫn,  định  hướng  để  sinh  viên  sử  dụng  AI
                 một  cách  hiệu  quả,  tận  dụng  các  công  cụ  hiện  đại  nhằm  tăng  cường  trải  nghiệm  học  tập  và  nâng
                 cao chất lượng giáo dục.
                         Thứ  năm  :  Xây  dựng  nền  tảng  hạ  tầng  công  nghệ  hiện  đại,  phát  triển  nội  dung  số  và  tài
                 liệu học tập đa dạng
                         Để  đào  tạo  từ  xa  đạt  hiệu  quả,  cần  xây  dựng  hệ  thống  hạ  tầng  mạng  với  băng  thông  rộng,
                 đảm  bảo  tốc  độ  kết  nối  internet  ổn  định.  Việc  triển  khai  các  máy  chủ  mạnh  mẽ  và  sử  dụng  công
                 nghệ  điện  toán  đám  mây  giúp  lưu  trữ,  xử  lý  và  truyền  tải  dữ  liệu  nhanh  chóng,  đáp  ứng  nhu  cầu
                 sử  dụng  của  số  lượng  lớn  người  dùng  đồng  thời,  do  đó  những  nền  tảng  học  tập  điện  tử  (LMS  -
                 Learning   Management  System)  hiện  đại,  hỗ  trợ  đa  phương  tiện  như  video,  âm  thanh,  tài  liệu
                 PDF,  và  bài  giảng  tương  tác.  Những  nền  tảng  này  cần  có  khả  năng  tích  hợp  các  công  cụ  kiểm  tra,
                 đánh giá trực tuyến để hỗ trợ việc theo dõi tiến độ học tập của người học.
                         Đào  tạo  từ  xa  yêu  cầu  phải  bảo  vệ  dữ  liệu  cá  nhân  và  thông  tin  học  tập  của  người  dùng.
                 Do  đó,  cần  xây  dựng  các  hệ  thống  bảo  mật,  mã  hóa  dữ  liệu,  chống  xâm  nhập  trái  phép,  đảm  bảo
                 tính  toàn  vẹn  và  riêng  tư  của  dữ  liệu  trên  nền  tảng  số.  Tạo  ra  các  tài  liệu  học  tập  trực  tuyến  như
                 video  bài  giảng,  e-book,  tài  liệu  tương  tác,  trò  chơi  giáo  dục,  và  mô  phỏng  thực  tế  ảo.  Nội  dung
                 số  nên  được  thiết  kế  sinh  động,  dễ  tiếp  cận,  và  phù  hợp  với  nhiều  phong  cách  học  tập  khác  nhau
                 để thu hút sự chú ý và cải thiện trải nghiệm học tập của người học.
                         V. Kết luận
                         Tăng  cường  ứng  dụng  công  nghệ  thông  tin  và  chuyển  đổi  số  sẽ  tạo  đột  phá  trong  đổi  mới
                 hoạt  động  đào  tạo  nói  chung  và  đào  tạo  từ  xa  nói  riêng;  tác  động  tích  cực,  toàn  diện  tới  phương
                 thức  hoạt  động,  nâng  cao  chất  lượng  đào  tạo.  Việc  áp  dụng  công  nghệ,  kỹ  thuật  số  trong  đào  tạo
                 từ  xa  không  chỉ  giúp  cải  thiện  chất  lượng  giảng  dạy  mà  còn  mở  ra  cơ  hội  cho  mọi  người  tiếp  cận
                 kiến  thức  và  học  tập  một  cách  dễ  dàng  hơn.  Trong  bối  cảnh  chuyển  đổi  số  hiện  nay,  chuyển  đổi
                 số  có  tầm  quan  trọng  rất  lớn  trong  việc  áp  dụng  công  nghệ  trong  đào  tạo  từ  xa,  song  cũng  có
                 nhiều  cơ  hội  và  thách  thức.  Bài  viết  cũng  đã  nêu  ra  các  giải  pháp  nhằm  nâng  cao  chất  lượng
                 ĐTTX  trong  kỷ  nguyên  công  nghệ  số,  trước  tiên  là  chuyển  đổi  nhận  thức;  tích  cực  đào  tạo,  bồi
                 dưỡng,  tập  huấn,  cập  nhật  kiến  thức  về  chuyển  đổi  số,  kỹ  năng  số,  công  nghệ số  đối  với  giảng
                 viên;  ứng  dụng  mạnh  mẽ  công  nghệ  trí  tuệ  nhân  tạo  trong  quá  trình  đào  tạo;  cùng  với  việc  đầu  tư

                                                               43
   40   41   42   43   44   45   46   47   48   49   50