Page 40 - Bìa kỷ yếu
P. 40

chuyển  đổi  số  mang  lại,  cũng  cần  đánh  giá  rõ  chi  tiết  các  hạn  chế  và  thách  thức  để  có  thể  khắc
                 phục,  vượt  qua  trong  thời  gian  tới.  Do  đó,  nghiên  cứu  sẽ  nhận  diện  một  số  nội  dung  về  chuyển
                 đổi  số,  chuyển  đổi  số  trong  giáo  dục,  những  cơ  hội  của  chuyển  đổi  số  trong  nâng  cao  chất  lượng
                 đào  tạo  từ  xa,  từ  đó  đề  xuất  một  số  giải  pháp  nhằm  nâng  cao  chất  lượng,  hiệu  quả  đào  tạo  từ  xa
                 trong kỷ nguyên công nghệ số.
                         II. Cơ sở lý thuyết
                         Bài  viết  nghiên  cứu  dựa  trên  các  quan  điểm,  chủ  trương  của  Đảng  và  Nhà  nước,  Chính
                 phủ  thông  qua  các  Nghị  quyết,  quyết  định,  các  tài  liệu  tham  khảo  về  chuyển  đổi  số,  chuyển  đổi
                 số  trong  giáo  dục,  nâng  cao  chất  lượng  giáo  dục  và  đào  tạo  đáp  ứng  yêu  cầu  phát  triển  bền  vững
                 và hội nhập, xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời.
                         III. Phương pháp nghiên cứu
                         Tác giả sử dụng nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: phân tích, tổng hợp,
                         tổng  kết  kinh  nghiệm  thực  tiễn,  khái  quát  hóa  văn  bản  của  Đảng,  văn  bản  quy  phạm
                 pháp  luật  Nhà  nước;  một  số  bài  viết,  nghiên  cứu,  tài  liệu  có  liên  quan  đến  vấn  đề  nghiên  cứu
                 chuyển đổi số, chuyển đổi số trong giáo dục  và cơ  hội đối với nâng cao chất lượng đào tạo từ xa
                         IV. Kết quả và thảo luận
                         4.1. Chuyển đổi số và chuyển đổi số trong giáo dục
                         4.1.1. Chuyển đổi số
                         Trên  thế  giới,  chuyển  đổi  số  bắt  đầu  được  nhắc  đến  nhiều  vào  khoảng  năm  2015,  phổ
                 biến  từ  năm  2017.  Ở  Việt  Nam,  chuyển  đổi  số  bắt  đầu  được  nhắc  đến  nhiều  từ  năm  2018  và
                 chính   thức   triển   khai  thực  hiện  từ  ngày  03/6/2020  khi  Chương  trình  Chuyển  đổi  số  quốc  gia
                 được  phê  duyệt.  “Chuyển  đổi  số  là  quá  trình  thay  đổi  tổng  thể  và  toàn  diện  của  cá  nhân,  tổ  chức
                 về  cách  sống,  cách  làm  việc  và  phương  thức  sản  xuất  dựa  trên  các  công  nghệ  số”    Trong  thời
                                                                                                 .
                 đại  số  hóa  và  cách  mạng  công  nghiệp  4.0,  sự  phát  triển  nhanh  chóng  của  công  nghệ  thông  tin  đã
                 tạo  nên  một  sự  thay  đổi  toàn  diện  về  cách  mà  chúng  ta  sống,  làm  việc  và  học  tập.  Chuyển  đổi  số
                 là  bước  phát  triển  tiếp  theo  của  tin  học  hóa  hay  công  nghệ  thông  tin,  cho  phép  tính  toán  nhanh
                 hơn,  xử  lý  dữ  liệu  nhiều  hơn,  truyền  tải  dung  lượng  lớn  hơn,  với  chi  phí  rẻ  hơn,  nghĩa  là  sự  tiến
                 bộ vượt bậc của những công nghệ mới mang tính đột phá, nhất là công nghệ số.
                         Các  tiến  bộ  quan  trọng  của  chuyển  đổi  số  như:  Toàn  cầu  hóa  (Globalization);  Chuyên
                 môn  hóa  (Specialization);  Tự  động  hóa  (Automation);  Công  nghệ  thông  tin  (IT)  và  công  nghệ
                 vận   hành   (OT)   hội   tụ;   Internet  vạn  vật  (IoT);  Công  nghệ  rô  bốt  (Robotics);  Trí  tuệ  nhân  tạo
                 (AI)...  đang  thúc  đẩy  một  cuộc  cách  mạng  số  hóa  rộng  khắp  các  ngành  và  lĩnh  vực.  Chuyển  đổi
                 số  là  một  quá  trình  toàn  diện,  không  chỉ  đơn  thuần  là  việc  thay  thế  các  quy  trình  truyền  thống
                 bằng  các  công  nghệ  mới,  mà  còn  tạo  ra  cơ  hội  để  thay  đổi  cách  chúng  ta  tương  tác,  tư  duy  và  giải
                 quyết  vấn  đề.  Điều  này  không  chỉ  ảnh  hưởng  đến  quy  trình  làm  việc  trong  môi  trường  số  hóa  mà
                 còn  thay  đổi  văn  hóa  và  cách  làm  việc  trên  môi  trường  số.  Các  ứng  dụng  và  nền  tảng  công  nghệ
                 mới  đã  tạo  ra  môi  trường  học  tập  linh  hoạt  trực  tiếp  làm  thay  đổi  thái  độ,  tư  duy,  cách  làm  việc
                 của  mỗi  cá  nhân  để  hình  thành  văn  hoá  tổ  chức  áp  dụng  công  nghệ  và  khuyến  khích  sáng  tạo;
                 cho  phép  người  học  tiếp  cận  kiến  thức  một  cách  phong  phú,  đa  dạng;  tăng  cường  tương  tác  qua
                 các  kênh  số  hóa  như  ứng  dụng  di  động,  trang  web,  mạng  xã  hội,  cách  giải  quyết  vấn  đề  dựa  vào
                 dữ liệu, thông tin số và có thể đưa ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn.
                         Chuyển  đổi  số  mở  ra  cơ  hội  chưa  từng  có  cho  Việt  Nam.  Chính  phủ  số  giúp  Chính  phủ
                 hoạt  động  hiệu  quả,  hiệu  lực  hơn,  minh  bạch  hơn,  giảm  tham  nhũng.  Kinh  tế  số  thúc  đẩy  đổi  mới
                 sáng  tạo,  tạo  ra  giá  trị  mới,  giúp  tăng  năng  suất  lao  động,  tạo  động  lực  tăng  trưởng  mới.  Xã  hội

                                                               38
   35   36   37   38   39   40   41   42   43   44   45