Page 37 - Bìa kỷ yếu
P. 37
Với những cán bộ tư vấn từ các đơn vị đã làm việc nhiều năm, hoàn thành tốt yêu cầu thì sẽ
được nhận chứng chỉ Tư vấn tuyển sinh do Trung tâm cung cấp, nhằm ghi nhận khả năng của
cán bộ tuyển sinh và thúc đẩy họ cố gắng trong quá trình làm việc.
● Kiểm tra ngẫu nhiên : Thực hiện kiểm tra ngẫu nhiên về kỹ năng tư vấn và kiến thức sản
phẩm của các tư vấn viên để phát hiện và xử lý kịp thời các điểm cần cải thiện. Hoặc tốt hơn là
kiểm tra ngẫu nhiên các sinh viên đã được các đơn vị liên kết tư vấn, xem thử mức độ nắm bắt
thông tin chương trình học chính xác đến đâu, từ đó có hướng làm việc với các đơn vị liên kết để
cải thiện, đào tạo lại hoặc tuyên dương các cá nhân sai phạm hoặc có thành tích tốt.
- Xây dựng cơ chế giám sát và đánh giá chất lượng
Thiết lập KPI cho từng đơn vị liên kết : KPI có thể bao gồm số lượng người học đăng
ký, tỷ lệ trúng tuyển, tỷ lệ phản hồi tích cực từ người học, đảm bảo các đơn vị đạt hiệu quả và
chất lượng.
Hệ thống phản hồi từ người học : Thiết lập hệ thống phản hồi hotline và hotmail để
người học có thể đánh giá và gửi nhận xét về chất lượng tư vấn tuyển sinh tại đơn vị liên kết.
Thông tin này sẽ giúp trường và các đơn vị liên kết điều chỉnh và cải thiện chất lượng dịch vụ.
- Xây dựng chiến lược truyền thông chung
● Chiến dịch quảng bá đồng nhất: Thống nhất chiến dịch quảng bá chung giữa Trường và
các đơn vị liên kết, đảm bảo nội dung và thông điệp truyền tải là nhất quán.
● Thư viện tài nguyên truyền thông: Các đơn vị liên kết đào tạo thường liên kết với nhiều
trường, ít có cán bộ chuyên trách một trường, nên tạo được kho tài liệu để hỗ trợ cán bộ tuyển
sinh nhanh nhất, sẽ góp phần làm tăng số lượng tuyển sinh. Ví dụ như Xây dựng thư viện tài
nguyên truyền thông để cung cấp cho các đơn vị liên kết các tài nguyên như hình ảnh, video, tài
liệu quảng bá để hỗ trợ cho chiến lược truyền thông đồng bộ và chính xác. Hiện tại có thể dùng
Google Drive để tạo được kho tài nguyên thông tin tuyển sinh và cập nhật kịp thời các thông tin
tuyển sinh để các đơn vị liên kết có thể dễ dàng lấy được thông tin mà họ muốn, kịp thời tư vấn
đến sinh viên.
● Chương trình tư vấn trực tuyến định kỳ: Phối hợp tổ chức các buổi tư vấn trực tuyến
(livestream) để cung cấp thông tin trực tiếp từ trường. Đây cũng là cơ hội để các đơn vị liên kết
cập nhật kiến thức và tham gia hỗ trợ sinh viên đang tìm hiểu chương trình.
- Hợp tác với doanh nghiệp và các tổ chức trong khu vực
● Kết nối với doanh nghiệp: Phát triển các mối quan hệ với doanh nghiệp địa phương để
tạo cơ hội thực tập và việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp, giúp người học thấy rõ giá trị của
việc học tại Trường.
● Tổ chức các buổi tham quan và hội thảo nghề nghiệp: Phối hợp với doanh nghiệp để tổ
chức các buổi tham quan thực tế và hội thảo hướng nghiệp, giúp người học có cái nhìn rõ ràng
hơn về cơ hội nghề nghiệp và yêu cầu công việc trong lĩnh vực họ theo học.
Các giải pháp trên sẽ góp phần cải thiện chất lượng hợp tác tuyển sinh, đảm bảo sự minh
bạch, hiệu quả, và mang lại lợi ích bền vững cho cả Nhà trường và các đơn vị liên kết.
4.3. Những kiến nghị với Trường Đại học Mở Hà Nội để cải thiện công tác tuyển sinh
chương trình Đại học từ xa trực tuyến
- Xây dựng hệ thống thông tin tuyển sinh tập trung:
● Thiết lập cổng thông tin nội bộ: Tạo cổng thông tin nội bộ cho phép các đơn vị liên kết
đăng nhập để tra cứu và cập nhật thông tin về học phí, chương trình học, lịch tuyển sinh, và các
35