Page 41 - Bìa kỷ yếu
P. 41
số giúp người dân bình đẳng về cơ hội tiếp cận dịch vụ, đào tạo, tri thức, thu hẹp khoảng cách
phát triển, giảm bất bình đẳng. Các ngành, lĩnh vực được tối ưu, thông minh hóa hướng đến nâng
cao trải nghiệm và chất lượng cuộc sống của người dân.
4.1.2. Chuyển đổi số trong giáo dục
Chuyển đổi số trong giáo dục là ứng dụng công nghệ kỹ thuật số và hệ thống thông tin
internet vào lĩnh vực giáo dục để nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và quản lý giáo dục.
Bao gồm việc cải tiến phương pháp giảng dạy, cải tiến các thiết bị, dụng cụ hỗ trợ học tập, nâng
cao trải nghiệm của học sinh, sinh viên và người tham gia đào tạo. Chuyển đổi số giúp tạo ra
môi trường học tập nơi mà mọi thứ kết nối với nhau. Sự kết hợp mới mẻ của công nghệ, bảo mật
nhằm thu hẹp khoảng cách địa lý để tạo ra trải nghiệm trong học tập, đồng thời tăng cường sự
tương tác của mọi người.
Chuyển đổi số trong giáo dục và xây dựng xã hội học tập nhằm triển khai các hoạt động
giáo dục trên môi trường số, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, hoạt động
dạy học, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá giúp tăng cường hiệu quả công tác quản lý;
mở rộng phương thức và cơ hội tiếp cận giáo dục, tạo đột phá về chất lượng, tăng số lượng đào
tạo góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có kỹ năng nghề, tăng năng suất lao động và
năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Việc áp dụng chuyển đổi số trong giáo dục
cùng các tài liệu trực tuyến đã góp phần thúc đẩy hoạt động “học tập suốt đời”, rút ngắn khoảng
cách, rào cản, xây dựng xã hội học tập một cách có hiệu quả tiến tới sự công bằng, văn minh
trong giáo dục và phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
Mục tiêu của chuyển đổi số trong giáo dục là nâng cao chất lượng giáo dục, tạo ra một
môi trường học tập hiện đại, linh hoạt và công bằng, nhằm phát triển toàn diện năng lực và phẩm
chất của người học, đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên số và hội nhập quốc tế
.
Đối với ngành giáo dục, người học và nhà giáo là trung tâm của quá trình chuyển đổi số;
lợi ích mang lại cho người học, đội ngũ nhà giáo và người dân là thước đo chủ yếu đánh giá mức
độ thành công của chuyển đổi số trong giáo dục. Trong hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết số
29-NQ/TW, Bộ GDĐT và các cơ sở đào tạo đã rà soát tổng thể, thực hiện đổi mới chương trình
đào tạo theo hướng phát triển năng lực công nghệ thông tin, tư duy sáng tạo và khả năng thích
ứng với môi trường công nghệ biến đổi. Đổi mới cách dạy và học trên nền tảng số, đặc biệt là
giai đoạn trong và sau đại dịch COVID-19. Nhiều trường học tiến hành thử nghiệm và áp dụng
phương thức đào tạo trực tuyến, kết hợp trực tuyến với trực tiếp nhằm nâng cao hiệu quả và chất
lượng học tập. Ngày càng có nhiều tổ chức, doanh nghiệp công nghệ giáo dục (EdTech) tham gia
vào quá trình đào tạo, tạo ra các sản phẩm giáo dục số, phục vụ nhu cầu học tập đa dạng của xã
hội; dần hình thành mạng học tập mở của người Việt Nam. Việc áp dụng công nghệ số vào giáo
dục bước đầu chứng minh được tiềm năng to lớn, tạo nên bước ngoặt phát triển, mở ra nhiều
phương thức giáo dục mới, hiệu quả.
4.2. Cơ hội nâng cao chất lượng đào tạo Từ xa trong bối cảnh chuyển đổi số
Trong phát biểu tại chương trình Ngày chuyển đổi số quốc gia, Thủ tướng nhấn mạnh:
“ Chuyển đổi số chính là xu hướng của xã hội nói chung và lĩnh vực giáo dục nói riêng. Việc áp
dụng công nghệ vào giáo dục có vai trò vô cùng to lớn, tạo nên nhiều bước ngoặt phát triển, mở
ra nhiều phương thức giáo dục mới thông minh, hiệu quả hơn và tiết kiệm chi phí cho người
học ”. Do đó, cơ hội đối với giáo dục và đào tạo trong việc chuyển đổi số nhằm nâng cao chất
lượng là rất lớn và với đào tạo từ xa là không ngoại lệ, thể hiện ở một số nội dung chủ yếu như:
39