Page 43 - Bìa kỷ yếu
P. 43
ứng dụng kỹ thuật số để nâng cao chất lượng giáo dục, nghiên cứu khoa học. Công nghệ giúp
nâng cao phương pháp giảng dạy, tạo ra môi trường học tập tương tác và hấp dẫn hơn, phát triển
kỹ năng số cho cả GV và người học. Từ đó nhà trường tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật,
phát triển nội dung số hóa
,
Thứ năm Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng mở ra nhiều cơ hội mới cho GV
và người học trong đào tạo, bao gồm hệ thống học tập cá nhân hóa, phân tích dữ liệu học tập và
hỗ trợ giáo viên trong việc giảng dạy. Việc tận dụng AI trong đào tạo từ xa sẽ giúp nâng cao chất
lượng, hiệu quả học tập và đáp ứng nhu cầu đa dạng của người học đối với mọi ngành nghề.
Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội trên còn có nhiều thách thức. Sự phát triển mạnh mẽ
về công nghệ số cũng sẽ làm ảnh hưởng việc nâng cao chất lượng đào tạo từ xa: việc bảo mật
thông tin người học; chất lượng nguồn thông tin trong đào tạo; nhận thức và thói quen của một
bộ phận cán bộ, giảng viên, người học với tâm lý ngại thay đổi; tính kiên trì và khả năng tương
tác của người học còn hạn chế, đặc biệt người học ở các vùng sâu, xa, mức độ chủ động tham gia
cuộc cách mạng công nghệ số còn thấp; hạ tầng công nghệ và đầu tư cho chuyển đổi số chưa
được đồng bộ,...
4.3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo từ xa trong kỷ nguyên công nghệ số
,
Thứ nhất Nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo
từ xa. Thực hiện việc t uyên truyền, phổ biến, quán triệt sâu rộng các chủ trương, chính sách
nhằm nâng cao nhận thức về chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo đối với nhà giáo, cán bộ
quản lý và người học trong quá trình đào tạo. Chuyển đổi số trước tiên là chuyển đổi nhận thức;
cán bộ quản lí, giảng viên, sinh viên là trung tâm của chuyển đổi số.
Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng 2030 [6], trong đó,
nhiệm vụ của ngành giáo dục và đào tạo được xác định là: “Phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học
từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài
liệu, giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức
trực tiếp và trực tuyến. Phát triển công nghệ phục vụ giáo dục, hướng tới đào tạo cá thể hóa.
100% các cơ sở giáo dục triển khai công tác dạy và học từ xa, trong đó thử nghiệm chương trình
đào tạo cho phép học sinh, sinh viên học trực tuyến tối thiểu 20% nội dung chương trình. Ứng
dụng công nghệ số để giao bài tập về nhà và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh trước khi đến lớp
.
học” Qua đó cho thấy vai trò vô cùng quan trọng của Đảng, Nhà nước trong việc định hướng
chính sách và chiến lược phát triển chuyển đổi số lĩnh vực giáo dục và đào tạo nói chung, đối với
đào tạo từ xa nói riêng. Việc tạo ra môi trường thích hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên
và người học được tiếp cận giáo dục chất lượng cao và phù hợp với yêu cầu của thế giới số hóa.
Theo đó, cơ sở đào tạo cần đảm bảo rằng giáo viên được hỗ trợ và tạo điều kiện để họ áp dụng
công nghệ vào giảng dạy; có hành động xây dựng chính sách hỗ trợ việc đào tạo và phát triển
năng lực cho giáo viên về công nghệ và chuyển đổi số.
,
Thứ hai Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, cập nhật kiến thức về chuyển đổi số,
kỹ năng số, công nghệ số đối với giảng viên. “Phát triển nguồn nhân lực là then chốt để thực
hiện chuyển đổi số hiệu quả và bền vững, giúp thực hiện thành công các mục tiêu trong chương
trình chuyển đổi số quốc gia; mục tiêu đến năm 2025, 100% cán bộ lãnh đạo, cán bộ công chức,
viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hàng
năm được tham gia đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, cập nhật kiến thức về chuyển đổi số, kỹ năng
số, công nghệ số” [8].
41