Page 48 - Bìa kỷ yếu
P. 48

giải  pháp  nhằm  thúc  đẩy  quá  trình  chuyển  đổi  số  tại  đơn  vị  của  mình,  qua  đó  cũng  chia  sẻ  kinh
                 nghiệm  tới  các  trường  Đại  học,  Cao  đẳng  khác  có  đặc  điểm  tương  đồng  với  trường  Cao  đẳng
                 Việt – Đức Nghệ An đối với vấn đề cấp thiết này.
                       II. Cơ sở lý thuyết
                       2.1. Chuyển đổi số
                       Chuyển  đổi  số  là  bước  phát  triển  tiếp  theo  của  tin  học  hóa,  có  được  nhờ  sự  tiến  bộ  vượt
                 bậc  của  những  công  nghệ  mới  mang  tính  đột  phá,  nhất  là  công  nghệ  số.  Chuyển  đổi  số  là  quá
                 trình  thay  đổi  tổng  thể  và  toàn  diện  của  cá  nhân,  tổ  chức  về  cách  sống,  cách  làm  việc  và  phương
                 thức sản xuất dựa trên các công nghệ số    [2]
                       Dưới  sự  phát  triển  mạnh  mẽ  và  không  ngừng  từ  Cách  mạng  công  nghiệp  4.0,  tiến  trình
                 chuyển  đổi  số  đã  không  còn  quá  xa  lạ.  Đã  có  không  ít  các  nghiên  cứu  từ  lý  luận  đến  thực  tiễn  về
                 tiến  trình  “chuyển  đổi  số”,  vì  thế  đã  xuất  hiện  không  ít  những  định  nghĩa  khác  nhau  về  chuyển
                 đổi  số,  chẳng  hạn:  chuyển  đổi  số  liên  quan  đến  những  thay  đổi  trong  công  nghệ  kỹ  thuật  số  có
                 thể  mang  lại  mô  hình  kinh  doanh  mới  cho  các  công  ty,  tạo  ra  các  sản  phẩm  dịch  vụ  mới  hoặc
                 thay  đổi  cơ  cấu  tổ  chức  sang  hình  thức  tự  động  hóa  các  quy  trình.  Những  thay  đổi  này  có  thể
                 được  quan  sát  thấy  trong  nhu  cầu  ngày  càng  tăng  đối  với  các  phương  tiện  truyền  thông  dựa  trên
                 Internet,   dẫn   đến  những  thay  đổi  của  toàn  bộ  mô  hình  kinh  doanh.  Hay,  chuyển  đổi  số  là  sự
                 chuyển  đổi  sâu  sắc  và  nhanh  chóng  các  hoạt  động  kinh  doanh,  quy  trình,  năng  lực  và  mô  hình
                                                                                                            .
                                                                                                            [3]
                 kinh  doanh  để  tận  dụng  những  thay  đổi  và  cơ  hội  do  tiến  bộ  kỹ  thuật  số  mang  lại  cho  xã  hội
                 Đối  với  giáo  dục,  với  nền  tảng  công  nghiệp  4.0,  các  cơ  sở  GD-ĐT  phải  hướng  tới  một  cuộc  cách
                 mạng mới thì “Giáo dục 4.0” đã trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
                       2.2. Đào tạo trực tuyến, đào tạo từ xa
                       Đào  tạo  trực  tuyến  hay  còn  gọi  là  E-learning,  đây  là  phương  pháp  giáo  dục  tiên  tiến  sử
                 dụng  công  nghệ  thông  tin  hiện  đại  để  kết  nối  người  học  và  giảng  viên.  Thông  qua  E-learning,
                 người  dạy  có  thể  biên  soạn  các  giáo  trình  của  mình  dưới  nhiều  hình  thức  như  video  bài  giảng,
                 hình  ảnh,  trò  chơi  hóa,..  Truyền  tải  chúng  và  tương  tác  với  người  học  qua  hệ  thống  mạng  Internet
                 hoặc  đường  truyền  băng  thông  rộng.  Còn  người  học  có  thể  lựa  chọn  các  khóa  học  với  phương
                 thức  học  phù  hợp  nhất  với  bản  thân,  đồng  thời  trao  đổi  với  giảng  viên  qua  hệ  thống  quản  lý  học
                 tập trực tuyến LMS.
                       Ngày  nay  phương  thức  đào  tạo  trực  tuyến  E-learning  được  áp  dụng  rộng  rãi  tại  các  trường
                 cao  đẳng,  đại  học  và  các  doanh  nghiệp.  Mọi  cá  nhân  và  tổ  chức  đều  có  thể  lập  ra  hệ  thống  trường
                 học  ảo  (E-School)  để  quản  lý  và  đào  tạo  các  nhân  viên,  sinh  viên  chỉ  thông  qua  hệ  thống  đào  tạo
                 trực tuyến này
                       Đào  tạo  từ  xa  hay  còn  được  gọi  là  Distance  learning.  Đây  là  hình  thức  đào  tạo  mà  người
                 dạy  và  người  học  không  ở  cùng  một  chỗ,  không  cùng  địa  điểm.  Loại  hình  học  tập  này  đã  phá  bỏ
                 hoàn  toàn  giới  hạn  về  thời  gian  và  không  gian,  giúp  người  học  tiết  kiệm  tối  đa  thời  gian  cùng  chi
                 phí đi lại và có thể học bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào.
                       III. Phương pháp nghiên cứu
                       Bằng  phương  pháp  phân  tích,  tác  giả  đã  phân  tính  các  tư  liệu  văn  kiện  của  Đảng  và  Nhà
                 nước  cùng  với  các  văn  bản  chỉ  đạo  từ  Bộ  Giáo  dục  và  Đào  tạo,  Bộ  Thông  tin  và  Truyền  thông.
                 Đồng  thời  thu  thập,  kế  thừa  các  tài  liệu  sơ  cấp,  thứ  cấp,  thông  qua  các  trang  web  chính  thống,  tạp
                 chí khoa học uy tín trong nước.
                       Qua  đó,  bài  viết  bước  đầu  nhìn  nhận  các  cơ  hội  và  thách  thức  cùng  với  các  nguyên  nhân
                 trong  hoạt  động  giáo  dục  và  đào  tạo  dưới  sự  tác  động  của  tiến  trình  chuyển  đổi  số.  Từ  đó,  đề

                                                               46
   43   44   45   46   47   48   49   50   51   52   53