Page 47 - Bìa kỷ yếu
P. 47
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ VIỆC
CHUYỂN ĐỔI SỐ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG
ThS. Nguyễn Hữu Hằng, Dương Đình Phú, Nguyễn Khắc Toàn
Địa chỉ tác giả: Trường Cao đẳng Việt – Đức Nghệ An
Email: Phuvd2011@gmail.com
Tóm tắt: Trong sự vận động phát triển không ngừng của công nghệ khoa học và kỹ thuật,
mọi hoạt động của con người đều có sự xuất hiện và bị tác động của yếu tố công nghệ. Sự tác
động này nhằm mục đích nâng cao chất lượng đầu ra và tối ưu tài nguyên đầu vào trong mọi
quá trình vận động của đời sống. Quá trình hoạt động đào tạo diễn ra cũng không nằm ngoài sự
vận động và thay đổi đó; Tuy nhiên, để hiểu rõ và thực hiện tốt quá trình chuyển đối số (CĐS)
đó, các nhà lãnh đạo phải có những nhìn nhận cụ thể những yếu tố then chốt để từng bước tiến
hành thực hiện vấn đề này một cách có hiệu quả. Đây cũng là một quá trình mang tính đột phá,
đòi hỏi vai trò và tầm nhìn của người lãnh đạo để tạo ra một dịch vụ đào tạo mới tuy chung
nhưng rất riêng, có thế mạnh cụ thể và luôn biến chuyển không ngừng phù hợp với nhu cầu của
người học.
Từ khóa: Chuyển đổi số; giải pháp giáo dục; nâng cao chất lượng đào tạo; nâng cao
chất lượng tuyển sinh.
I. Đặt vấn đề
Thời gian qua, việc áp dụng công nghệ số hóa trong đào tạo đã mang lại nhiều lợi ích quan
trọng như: Tăng tính linh hoạt và tiện ích bởi Công nghệ số hóa, cho phép người học tiếp cận nội
dung học và tài liệu từ bất kỳ đâu và vào bất kỳ lúc nào thông qua các thiết bị di động hoặc máy
tính, tạo ra tính linh hoạt cao cho quá trình học tập và giúp họ tự điều chỉnh thời gian và nơi học
tập phù hợp với lịch trình cá nhân; công nghệ số hóa cũng cho phép cá nhân hóa trải nghiệm học
tập cho từng học viên dựa trên nhu cầu, mức độ hiểu biết và tốc độ học tập của họ, giúp tăng
cường sự hiệu quả của quá trình học và giảm thiểu thời gian cần thiết cho việc học tập. Bên cạnh
đó số hóa giúp tạo ra môi trường học tập tương tác và thú vị hơn như sử dụng các công nghệ như
trò chơi mô phỏng, video, và học máy để tạo ra một môi trường học tập thú vị và tương tác, giúp
học viên hứng thú hơn và tăng cường việc hấp thụ kiến thức. Xét về vấn đề kinh tế, công nghệ số
hóa giảm thiểu chi phí và thời gian cần thiết cho việc di chuyển và tổ chức lớp học truyền thống.
Học viên không cần phải bỏ thời gian và chi phí cho việc đi lại và do đó có thể tập trung hơn vào
việc học tập và cuối cùng, công nghệ số hóa cho phép tự động hóa quá trình đánh giá và phản
hồi, giúp giảm bớt công sức và thời gian cần thiết từ phía giáo viên và nhà quản lý, học viên
cũng có thể nhận phản hồi tức thì và phát triển kỹ năng nhanh chóng hơn....
Về tổng thể, việc áp dụng công nghệ số hóa trong đào tạo mang lại nhiều lợi ích cho cả
người học lẫn các tổ chức đào tạo, từ tính linh hoạt và tiện ích cao đến tính cá nhân hóa cao hơn
nhưng chi phí cho toàn bộ quá trình đào tạo lại được giảm thiểu [1]
Sau một thời gian nghiên cứu, tham khảo và thực hiện tại trường Cao đẳng Việt – Đức
Nghệ An, sau khi ghi nhận những thay đổi, những tồn tại và bất cập, nhóm tác giả đề xuất những
45