Page 44 - Bìa kỷ yếu
P. 44

Để  đối  mặt  với  thách  thức  chuyển  đổi  số,  việc  đào  tạo,  bồi  dưỡng  và  phát  triển  năng  lực
                 cho  giáo  viên  về  công  nghệ  và  chuyển  đổi  số  là  một  giải  pháp  cần  thiết.  Điều  này  giúp  giáo  viên
                 không  chỉ  nắm  vững  các  công  cụ  và  kiến  thức  công  nghệ  mới  mà  còn  tạo  cơ  hội  để  họ  áp  dụng
                 chúng  một  cách  hiệu  quả  trong  quá  trình  giảng  dạy.  Ví  dụ,  các  khóa  đào  tạo  về  sử  dụng  công
                 nghệ  trong  giảng  dạy  có  thể  giúp  giáo  viên  làm  quen  với  các  ứng  dụng,  phần  mềm  và  nền  tảng
                 học  trực  tuyến.  Họ  có  thể  học  cách  tạo  ra  các  bài  giảng  tương  tác,  quản  lý  lớp  học  trực  tuyến  và
                 tương  tác  với  người  học  qua  mạng.  Các  khóa  học  này  cũng  có  thể  giúp  giáo  viên  hiểu  về  cách
                 tạo  ra  nội  dung  học  tập  thú  vị  và  phù  hợp  với  môi  trường  số  hóa.  Bên  cạnh  đó,  việc  đào  tạo,  bồi
                 dưỡng  cũng  có  thể  giúp  giáo  viên  thấu  hiểu  về  ý  nghĩa  của  chuyển  đổi  số  trong  giáo  dục  và  cách
                 tận  dụng  nó  để  nâng  cao  chất  lượng  giảng  dạy.  Họ  có  thể  học  cách  thiết  kế  các  hoạt  động  học  tập
                 thú vị và tương tác, khuyến khích người học tham gia chủ động và phát triển tư duy sáng tạo
                         Thứ  ba   mục  tiêu  và  chuẩn  đầu  ra  trong  mỗi  chương  trình  đào  tạo  từ  xa  cần  nhấn  mạnh
                              ,

                 đến  việc  người  học  cần  có  khả  năng  học  tập  suốt  đời,  thích  ứng  với  chuyển  đổi  số  và  có  kĩ  năng
                 số.  Chiến  lược  phát  triển  kinh  tế  số  và  xã  hội  số  đến  năm  2025,  định  hướng  đến  năm  2030  nhấn
                 mạnh: “xây  dựng  và  tổ  chức  triển  khai  chuẩn  kỹ  năng  số  và  khung  kỹ  năng  số  quốc  gia,  trong  đó,

                 xác  định  các  kỹ  năng  cần  thiết,  trình  độ  đáp  ứng,  phù  hợp  theo  từng  đối  tượng.  Thiết  lập  và  tổ
                 chức  triển  khai  nền  tảng  sát  hạch  trực  tuyến  đánh  giá,  đo  lường  kỹ  năng  số  cho  từng  đối  tượng
                 lao động, công chức, viên chức, sinh viên, học sinh phù hợp chuẩn kỹ năng số quốc gia”  [9].
                         Bên  cạnh  đó,  nội  dung  đào  tạo  cần  cập  nhật  thành  tựu  khoa  học,  công  nghệ  và  chuyển  đổi
                 số,  đổi  mới  sáng  tạo.  Phát  triển  hệ  sinh  thái  chuyển  đổi  số  hoạt  động  dạy,  học,  kiểm  tra,  đánh  giá
                 và  nghiên  cứu  khoa  học.  Triển  khai  các  mô  hình  dạy  -  học  tiên  tiến  trên  nền  tảng  số  theo  hướng
                 dạy học kết hợp (lớp học thông minh, nhóm học tương tác, tự học với trợ lý ảo).
                             ,
                         Thứ  tư    Ứng  dụng  mạnh  mẽ  công  nghệ  trí  tuệ  nhân  tạo  trong  quá  trình  đào  tạo  từ  xa;
                 Giảng  viên  cần  hướng  dẫn  người  học  tiếp  cận,  sử  dụng  công  nghệ  AI,  một  số  công  cụ  hỗ  trợ  học
                 tập cá thể hóa và tăng cường trải nghiệm trong quá trình tự học, tự nghiên cứu.
                         Theo  Chiến  lược  quốc  gia  về  nghiên  cứu,  phát  triển  và  ứng  dụng  AI  đến  năm  2030  [11],
                 để  phát  triển  hệ  sinh  thái  AI,  chiến  lược  định  hướng  phát  triển  nguồn  nhân  lực  bằng  cách  “triển
                 khai  phổ  cập  kỹ  năng  cơ  bản  về  ứng  dụng  AI  và  khoa  học  dữ  liệu  nhằm  thúc  đẩy  đổi  mới  sáng
                 tạo  cho  thanh  thiếu  niên.  Thúc  đẩy  triển  khai  các  hình  thức  đào  tạo  chứng  chỉ  ngắn  hạn  và  trung
                 hạn  về  AI  cho  sinh  viên  thuộc  các  ngành  nghề  khác  nhau,  người  lao  động  có  nhu  cầu  chuyển  đổi
                 nghề  nghiệp”.  Theo  đó,  AI  được  đề  cập  đến  như  là  một  “nhiệm  vụ,  giải  pháp”    cụ  thể:  “ứng
                                                                                               ,
                 dụng  công  nghệ  thực  tế  ảo  và  thực  tế  tăng  cường,  công  nghệ  học  máy,  công  nghệ  phân  tích  dữ
                 liệu  lớn  và  AI  vào  các  lĩnh  vực  nghiên  cứu,  thực  hành;  Ứng  dụng  mạnh  mẽ  công  nghệ  AI  trong
                 cung  cấp  dịch  vụ  (như  trợ  lý  ảo,  trả  lời  tự  động)”.  từ  đó  bước  đầu  đặt  ra  yêu  cầu  phải  thúc  đẩy
                 việc ứng dụng AI ở tất cả các khâu của công tác giáo dục và đào tạo.
                         AI  có  khả  năng  thu  thập  và  phân  tích  dữ  liệu  về  hành  vi  học  tập  của  người  học  để  đưa  ra
                 các  gợi  ý  và  lộ  trình  học  tập  phù  hợp  với  từng  cá  nhân.  Bằng  cách  cá  nhân  hóa  nội  dung  học  tập,
                 AI  giúp  người  học  có  thể  học  theo  tốc  độ  và  phong  cách  riêng  của  mình,  từ  đó  tăng  cường  sự
                 hiệu  quả  và  tiếp  thu  kiến  thức.  AI  có  thể  hỗ  trợ  việc  chấm  điểm  tự  động  các  bài  kiểm  tra,  đánh
                 giá  tiến  độ  học  tập  của  người  học,  từ  đó  cung  cấp  phản  hồi  nhanh  chóng  và  chính  xác.  Các  công
                 cụ  này  giúp  giảng  viên  tiết  kiệm  thời  gian  và  có  thể  tập  trung  vào  việc  hỗ  trợ  người  học  trong
                 những  vấn  đề  phức  tạp  hơn.  Ngoài  ra,  AI  còn  có  thể  đưa  ra  các  gợi  ý  về  tài  liệu  bổ  sung  hoặc  các
                 hoạt động học tập khác để cải thiện kết quả học tập của người học.



                                                               42
   39   40   41   42   43   44   45   46   47   48   49