Page 56 - Bìa kỷ yếu
P. 56

trong  trường,  cán  bộ  giảng  viên,  người  học  và  các  đơn  vị  trạm  đào  tạo/  liên  kết  đào  tạo  thực
                 hiện.  Các  tài  liệu  hướng  dẫn  thực  hiện  quy  trình,  hướng  dẫn  sử  dụng  hệ  thống  công  nghệ  được
                 xây  dựng  dưới  nhiều  hình  thức  khác  nhau  để  sinh  viên,  giảng  viên  dễ  tiếp  cận,  truy  cập  và  sử
                 dụng  hệ  thống  trong  quá  trình  dạy  và  học.  Các  văn  bản,  hướng  dẫn  và  các  tài  liệu  đều  được  xây
                 dựng  theo  hướng  số  hóa  với  ứng  dụng  tối  đa  sự  hỗ  trợ  công  nghệ  vào  vận  hành  và  được  cung  cấp
                 đến  từng  cán  bộ,  giảng  viên,  sinh  viên  và  học  viên  trong  Nhà  trường  qua  các  kênh  khác  nhau
                 như website, cố vấn học tập, đính kèm trong hệ thống.
                         d)  Đội  ngũ:  Đội  ngũ  quản  trị  và  phát  triển  hệ  thống  có  năng  lực  và  kinh  nghiệm  triển  khai
                 hệ  thống  phần  mềm.  Đội  ngũ  giảng  viên,  cán  bộ  hỗ  trợ  học  tập  được  trang  bị  kiến  thức  và  kỹ
                 năng  sử  dụng  internet,  các  chức  năng  của  hệ  thống  phần  mềm.  Các  công  cụ  hỗ  trợ  công  tác  quản
                 lý,  tác  nghiệp  cũng  được  nâng  cấp  thường  xuyên  sau  những  buổi  tập  huấn  để  có  thể  hỗ  trợ  người
                 dùng một cách hiệu quả và thuận tiện nhất.
                 Tuy  nhiên,  quá  trình  chuyển  đổi  số  trong  nhà  trường  đối  với  công  tác  quản  lý  và  đào  tạo  còn  gặp
                 một số hạn chế:
                 -  Học  liệu  điện  tử  dù  được  quan  tâm  và  phát  triển  nhưng  vẫn  chưa  đạt  được  như  kỳ  vọng  khi
                 kiến thức công nghệ phát triển ngày càng nhanh chóng;
                 -  Cơ  sở  hạ  tầng  công  nghệ  cũng  cần  nâng  cấp  tương  ứng  để  đáp  ứng  yêu  cầu  phát  triển  chuyển
                 đổi số ngày càng lớn của Trường và quy mô sinh viên ngày càng tăng;
                 -  Nhận  thức  và  kỹ  năng  của  một  số  sinh  viên  đôi  khi  còn  chưa  đầy  đủ  về  phát  triển  kỹ  năng  số
                 nên khi tiếp cận còn khó khăn.
                         III.  Một số giải pháp
                         Xây  dựng  nền  tảng  số  không  phải  là  một  công  việc  đơn  giản  hay  diễn  ra  trong  một  thời
                 gian  ngắn  mà  đó  là  công  việc  phức  tạp  cần  có  sự  cố  gắng  và  nỗ  lực  thay  đổi  nhận  thức,  cách  tiếp
                 cận  công  việc  của  từng  cán  bộ,  giảng  viên,  sinh  viên,  những  cán  bộ  ở  đơn  vị  liên  quan  khi  tham
                 gia  để  cùng  nhau  xây  dựng  một  văn  hóa  số  trong  môi  trường  giáo  dục.  Giải  pháp  để  tiếp  tục  thực
                 hiện, khả thi hóa 4 nhóm vấn đề với những nội dung và mục tiêu đặt ra.
                 -  Tiếp  tục  xây  dựng,  nâng  cấp,  hoàn  thiện  hệ  thống  công  nghệ  cho  đào  tạo  trực  tuyến  và  quản  lý,
                 nâng cao an toàn bảo mật thông tin, an toàn hệ thống trong quá trình xây dựng và vận hành;
                 -  Thường  xuyên,  liên  tục  cập  nhật  kho  học  liệu  điện  tử;  đổi  mới  nội  dung,  kỹ  thuật  để  học  liệu
                 đáp  ứng  tốt  hơn  các  hoạt  động  dạy  và  học,  tạo  môi  trường  học  tập  đa  dạng,  hiệu  quả,  chất  lượng
                 giúp  sinh  viên  tiếp  cận  kiến  thức  mới  và  nhanh  chóng  bắt  kịp  sự  thay  đổi  không  ngừng  của  kiến
                 thức  chuyên  ngành.  Đổi  mới  phương  pháp  học  tập,  đánh  giá  và  nghiên  cứu  của  sinh  viên,  thu
                 hẹp khoảng cách dần khoảng cách công nghệ giữa các vùng miền;
                 -  Xây  dựng  văn  bản,  cơ  chế  chính  sách  để  thúc  đẩy  công  tác  chuyển  đổi  số  một  cách  toàn  diện  và
                 hiệu  quả.  Tăng  cường  xây  dựng  văn  bản,  hướng  dẫn  tạo  điều  kiện  tối  đa  cho  các  đơn  vị  cũng  như
                 xây  dựng  các  quy  trình  phối  hợp  chặt  chẽ  giữa  các  đơn  vị  tham  gia  chuyển  đổi  số  trong  Nhà
                 trường.  Tích  cực  tuyên  truyền,  đào  tạo,  nâng  cao  nhận  thức  về  tầm  quan  trọng  của  chuyển  đổi  số
                 trong công tác quản lý, dạy và học;
                 -  Nâng  cao  chất  lượng  nguồn  lực  phục  vụ  quá  trình  chuyển  đổi  số  bởi  đây  là  nguồn  lực  quan
                 trọng giúp công tác chuyển đổi số có thể diễn ra nhanh chóng và hiệu quả;
                 -  Đổi  mới,  kết  hợp  và  lồng  ghép  hiệu  quả  nguồn  lực  từ  các  đề  tài  nghiên  cứu,  triển  khai  ứng
                 dụng, nguồn lực xã hội để tập trung phát triển chuyển đổi số trong Nhà trường.





                                                               54
   51   52   53   54   55   56   57   58   59   60   61