Page 145 - Bìa kỷ yếu
P. 145
- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác tư vấn tuyển sinh các Trung tâm
chưa được tập huấn.
- Định kỳ tổ chức hội nghị tuyển sinh theo địa bàn các khu vực:
+ Phù hợp với thực tế, khả thi và các định hướng của CLB Giám đốc các Trung tâm là
các Trung tâm nên liên kết tuyển sinh theo vùng để mở lớp chung;
+ Việc tổ chức này mang lại nhiều giá trị và lợi ích thiết thực; vừa là dịp đánh giá kết quả
tuyển sinh, vừa là cơ hội thu hút nguồn tuyển học viên mới từ các Trung tâm
GDNN-GDTX, các trường THPT tại các địa bàn vào “hệ sinh thái tuyển sinh, đào tạo”
của Trường Đại học Mở Hà Nội với chi phí tiết kiệm, hiệu quả cao.
- Ổn định đội ngũ tư vấn viên: Để tư vấn tuyển sinh hiệu quả, cán bộ tư vấn cần có năng
lực, hiểu biết sâu, kinh nghiệm và tính chuyên nghiệp. Để có được nghiệp vụ tư vấn tuyển sinh,
các tư vấn viên cần thời gian tích dài để tích lũy kinh nghiệm, trải nghiệm thực tiễn. Vì vậy, đội
ngũ tư vấn tuyển sinh cần ổn định về cơ cấu, biên chế để tăng sự chuyên nghiệp, tính hiệu quả.
- Quản lý học viên trên Zalo: Nhằm nâng cao năng lực tuyển sinh và tư vấn, Trường nên
đưa cán bộ tư vấn của các Trung tâm vào nhóm Zalo các lớp đào tạo đầy đủ. Điều này giúp cán
bộ tư vấn nắm sát tình hình, tăng trải nghiệm, cải thiện chất lượng và hiệu quả hoạt động tư vấn.
- Cần phối hợp đa dạng hóa kênh truyền thông, đảm bảo thông tin tuyển sinh và CTĐT
của Trường Đại học Mở Hà Nội thường xuyên được đăng tải trên websites và các trang mạng xã
hội mà các Trung tâm đang quản lý, để tiếp cận người học hiệu quả hơn.
- Xây dựng hệ thống website tuyển sinh thông minh, trực tuyến qua việc số hóa và tích
hợp với các công cụ marketing hiện đại, cho phép người học tra cứu thông tin, đăng ký và thanh
toán học phí trực tuyến một cách dễ dàng.
- Xây dựng cơ chế tiếp nhận, phản hồi thông tin: Các Trung tâm là nơi tiếp xúc trực tiếp
hàng ngày với học viên, truyền tải các thông tin về chương trình học tập, cũng như tiếp nhận các
ý kiến của người học từ khâu chọn ngành, thủ tục đăng ký học tập, CTĐT, kinh phí, bằng cấp.
Tuy nhiên, có nhiều vấn đề vượt quá khả năng tư vấn của Trung tâm; vì vậy, Trường nên có một
kênh phối hợp giải đáp, xử lý thông tin 2 chiều thông suốt, hiệu quả, mang lại uy tín và thuận lợi
hơn cho hoạt động tuyển sinh chung.
- Kết nối và gia tăng về phối hợp quản lý: Định kỳ (6 tháng, 1 năm), trường đến thăm,
kiểm tra cơ sở đối tác, bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, cùng phát triển sứ mệnh xây dựng
XHHT; đồng thời khi có điều kiện thuận lợi các đơn vị được đến thăm, quan sát, học hỏi hạ tầng
vật chất, đào tạo và thành tựu về công nghệ số của nhà trường.
Thứ hai chủ động nắm bắt thông tin về nhu cầu người học để phát triển linh hoạt, kịp
,
thời các CTĐT mới, phù hợp
- Thiết lập cơ chế phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa Trường Đại học Mở Hà Nội và các
Trung tâm GDTX thông qua họp, hội thảo định kỳ nhằm trao đổi thông tin về tuyển sinh và
CTĐT. Các sự kiện này giúp nhà trường nắm đầy đủ thông tin về nhu cầu của người học tại từng
địa bàn, từ đó điều chỉnh và phát triển các CTĐT kịp thời, đáp ứng nhu cầu người học.
- Xây dựng CTĐT linh hoạt: Nhu cầu người học hiện nay khá đa dạng và thay đổi nhanh,
làm cho vòng đời các CTĐT ngắn lại. Do đó, hai bên cần phối hợp khảo sát nhu cầu để xây dựng
và phát triển linh hoạt các CTĐT mới phù hợp; đặc biệt, các chương trình ngắn hạn.
- Phối hợp quản lý, tối ưu các mã ngành đào tạo: Các CTĐT cần được nghiên cứu cập
nhật, đổi mới hợp lý theo nhu cầu học viên- khách hàng; Chương trình cần thiết kế rõ khối lượng
kiến thức cần đạt, số lượng miễn môn, thời gian và lộ trình kết thúc… để học viên chủ động kế
143