Page 148 - Bìa kỷ yếu
P. 148

ĐÔI NÉT VỀ VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
                   VÀ HIỆU QUẢ TUYỂN SINH ĐÀO TẠO KHÔNG CHÍNH QUY

                                    TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ
                          TẠI TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỆC LÀM THÁI BÌNH



                                                       ThS. Lê Văn Côn
                                  Địa chỉ tác giả: Trung tâm Dịch vụ Việc làm Thái Bình
                                                 Email: Lecon74@gmail.com


                         Tóm  tắt :  Cách  mạng  công  nghiệp  lần  thứ  tư  (CMCN  4.0)  là  một  chặng  đường  với  đột

                 phá  của  các  công  nghệ  số  dẫn  đến  sự  thông  minh  hóa  mọi  mặt  của  xã  hội.  Chuyển  đổi  số  chính
                 là  cách  đi  trong  chặng  đường  phát  triển  thời  CMCN  4.0  và  là  cơ  hội  vô  giá  để  phát  triển  đất
                 nước.

                         Chuyển  đổi  số  (Digital  Transformation)  là  khái  niệm  ra  đời  trong  thời  đại  Internet  bùng
                 nổ  đang  trở  nên  phổ  biến  trong  thời  gian  gần  đây.  Đặc  biệt  trong  phát  triển  giáo  dục,  đào  tạo  và
                 tuyển  sinh.  Nếu  áp  dụng  hiệu  quả,  hoạt  động  này  sẽ  nâng  cao  chất  lượng,  tối  ưu  hóa  đào  tạo  và
                 mang  lại  giá  trị  lớn  cho  công  tác  tuyển  sinh  đào  tạo,  nhất  là  tuyển  sinh  đào  tạo  không  chính  quy.
                 Bằng  phương  pháp  quan  sát  xu  hướng,  bài  viết  tổng  quan  về  quá  trình  chuyển  đổi  số  trong  công
                 tác  tuyển  sinh  đại  học  không  chính  quy  đồng  thời  tham  chiếu  thực  trạng  áp  dụng  chuyển  đổi  số
                 trong  công tác tuyển sinh  tại Trung tâm dịch vụ việc  làm Thái Bình.

                        I.      Đặt vấn đề
                        Trong  thời  đại  hiện  nay,  cụm  từ  “chuyển  đổi  số”  được  nhắc  rất  nhiều  trên  báo  chí,  các
                 phương  tiện  truyền  thông,  các  hội  thảo,  trong  cuộc  sống...  Với  thành  công  của  cuộc  cách  mạng
                 công  nghiệp  lần  thứ  4  thì  “chuyển  đổi  số”  là  tất  yếu,  là  vấn  đề  sống  còn  đối  với  các  quốc  gia,  tổ
                 chức,  doanh  nghiệp  và  người  tiêu  dùng  trên  toàn  thế  giới.  Vậy  chuyển  đổi  số  là  gì  và  tại  sao  lại
                 chuyển  đổi  số.  Việc  áp  dụng  chuyển  đổi  số  vào  tuyển  sinh  đào  tạo  và  tuyển  sinh  đào  tạo  không
                 chính   quy   diễn   ra   như  thế  nào,  kết  quả  ra  sao  đang  là  một  vấn  đề  được  đưa  ra  thảo  luận  và
                 nghiên  cứu,  để  cùng  đúc  rút  kinh  nghiệm  nhằm  hướng  tới  một  kết  quả  tốt  đẹp  nhất  là  chất  lượng
                 đào tạo tương ứng với số lượng tuyển sinh.
                         Có   rất   nhiều   cách   hiểu   về   chuyển   đổi   số,   nhưng   một   cách   dễ   hiểu   và   ngắn  gọn  thì:

                 Chuyển  đổi  số  (  Digital  Transformation )  là  sự  tích  hợp  đầy  đủ  các  công  nghệ  kỹ  thuật  số  vào  tất
                 cả  các  lĩnh  vực  của  một  doanh  nghiệp,  ứng  dụng  các  công  nghệ  để  thay  đổi  các  thức  vận  hành,
                 mô hình kinh doanh và đem đến những giá trị mới cho khách hàng của doanh nghiệp.
                         Đối  với  giáo  dục,  đặc  biệt  đối  với  tuyển  sinh  đào  tạo  không  chính  quy  thì  chuyển  đổi  số
                 tạo  cơ  hội  kết  hợp  các  phương  thức  và  cách  thức  thực  hiện  để  tạo  ra  các  kỹ  năng  và  nguồn  hồ  sơ
                 đầu  vào  nhanh,  tiện  với  số  lượng  nhiều  hơn.  Đặc  biệt  khi  Việt  Nam  và  các  nước  trên  thế  giới  đã
                 trải  qua  đại  dịch  Covid  19  thì  việc  áp  dụng  công  nghệ  số,  chuyển  đổi  số  là  điều  không  thể  thiếu
                 trong công tác tuyển sinh nói chung và tuyển sinh đào tạo không chính quy nói riêng.
                         II.  Cơ sở lý thuyết
                         2.1. Trên thế giới
                         Hiện  nay,  với  sự  phát  triển  vượt  bậc  của  công  nghệ  thông  tin  và  truyền  thông,  thế  giới
                 đang  quá  độ  sang  nền  kinh  tế  tri  thức.  Trong  khung  cảnh  đó  nền  giáo  dục  của  thế  kỷ  21  có  những

                                                              146
   143   144   145   146   147   148   149   150   151   152   153