Page 149 - Bìa kỷ yếu
P. 149
biến đổi to lớn, đó là lấy “học thường xuyên suốt đời” làm nền móng, nhằm hướng tới xây dựng
một “xã hội học tập”. Về giáo dục đại học (GDĐH). GDĐH hiện nay phải trở thành nền GDĐH
đại chúng, nghĩa là phải xã hội hóa học tập. Có thể nêu vài ví dụ về xu thế đại chúng hóa
GDĐH: tổng số sinh viên (SV) vào đầu thế kỷ 21 ở Trung Quốc chỉ gần 7 triệu, ở nước ta gần 1
triệu. Năm 2010 ở Trung Quốc có 30 triệu, nước ta có gần 2 triệu. Tổng số SV trên toàn thế giới
năm 2007 là 150 triệu, tăng khoảng 50% so với đầu thế kỷ.
Trong một nền GDĐH đại chúng, cần có nhiều loại hình đào tạo khác nhau. Ngoài loại
hình đào tạo thông thường được gọi là chính quy (CQ), còn có các loại hình đào tạo khác mà ở
nước ta quen gọi là tại chức, từ xa... gộp chung bằng tên gọi là không chính quy (KCQ). KCQ là
loại hình rất quan trọng của GDĐH ngày nay, vì với yêu cầu không quá khắt khe trong quá trình
học, nó có thể thu hút được nhiều người học, ở nhiều độ tuổi khác nhau chỉ cần tốt nghiệp
THPT. Ngoài ra, nó cũng phù hợp với phong cách học suốt đời trong một xã hội học tập. Do đó
trong nền giáo dục đại học ngày nay thì tỷ lệ sinh viên học theo hình thức KCQ không hề giảm.
Để làm được điều đó thì tư vấn tuyển sinh là một trong những yếu tố then chốt trong quy trình
hoạt động và đào tạo của các trường đại học nhất là trong thời kỳ “chuyển đổi số” như hiện nay.
Trên thế giới, chuyển đổi số trong giáo dục bắt đầu được nhắc đến và phổ biến vào khoảng năm
2015 - 2017. Cũng trong giai đoạn này, các trường đại học trên thế giới đã chứng kiến một cuộc
cách mạng trong quy trình tư vấn tuyển sinh. Cách tiếp cận truyền thống dần nhường chỗ cho
các giải pháp kỹ thuật số sáng tạo, đem đến những trải nghiệm tuyển sinh hiệu quả, minh bạch
và toàn diện hơn.
2.2. Ở Việt Nam
Chuyển đổi số trong giáo dục được đề cập vào khoảng năm 2018. Chuyển đổi số là bước
phát triển tiếp theo của tin học hóa, có được nhờ sự tiến bộ vượt bậc của những công nghệ mới
mang tính đột phá, nhất là công nghệ số. Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn
diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các
công nghệ số (Bộ TT&TT, 2023). Việt Nam hiện nay đang đứng trước một cuộc chuyển đổi từ
môi trường thực vào môi trường số. Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày
27/09/2019 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp
lần thứ tư. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/06/2020 phê
duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030; Quyết
định số 131/QĐ-TTg ngày 15/01/2022 phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông
tin vào chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022- 2025, định hướng đến 2030”.
Các bộ, ngành, địa phương cũng đã và đang xây dựng chiến lược và kế hoạch hành động của
riêng mình. Giáo dục là lĩnh vực được xếp ở vị trí thứ 2 trong 8 lĩnh vực được Chính phủ quan
tâm ưu tiên chuyển đổi số. Nhận thức được tầm quan trọng và nhiệm vụ do Đảng, Chính phủ
giao, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) đã ban hành Quyết định số 1282/QĐ-BGDĐT ngày
10/5/2022 về “Kế hoạch tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo
dục và đào tạo giai đoạn 2022- 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo”; Quyết định số
4740/QĐBGDĐT ngày 06/01/2023 ban hành “Bộ chỉ số, tiêu chí đánh giá chuyển đổi số cơ sở
giáo dục đại học”. Riêng trong lĩnh vực tuyển sinh đại học, từ năm 2016, công tác tuyển sinh đã
có bước chuyển biến lớn khi Bộ GD&ĐT thực hiện hướng dẫn các bước để thí sinh thực hiện
đăng ký xét tuyển trực tuyến thông qua hệ thống của Bộ ngày 30/07/2016. Đến năm 2022, công
tác tuyển sinh đại học chính quy có sự chuyển đổi mạnh mẽ về ứng dụng công nghệ thông tin,
điểm mới đột phá là hệ thống công nghệ, thực hiện tất cả quy trình tuyển sinh trên môi trường
147