Page 144 - Bìa kỷ yếu
P. 144
chất lượng và chuẩn đầu ra của chương trình.
- Tư vấn người học tại các Trung tâm GDTX khá thuận lợi, do Trường Đại học Mở Hà
Nội đã cung cấp khá đầy đủ thông tin về các ngành học, hỗ trợ và cung cấp thông tin tư vấn từ
khâu thủ tục, chọn ngành, đến quá trình học tập.
b. Hạn chế
- Một số cán bộ tư vấn tuyển sinh mới chưa được tập huấn nghiệp vụ kịp thời, nên năng
lực, kỹ thuật và phương pháp tuyển sinh còn dựa vào kinh nghiệm cá nhân, kết quả còn hạn chế.
- Tư vấn tuyển sinh cho các CTĐT không chính quy còn khó khăn, do nhu cầu học tập xã
hội luôn thay đổi; trong khi việc điều tra nhu cầu và xây dựng CTĐT cần thời gian; các chương
trình bồi dưỡng ngắn hạn còn thiếu, chưa theo kịp sự thay đổi, làm lỡ cơ hội tuyển sinh.
- Chiến lược tư vấn ngành học của các Trung tâm còn đơn điệu, chưa gắn với nhu cầu
ngành nghề và thị trường lao động, dẫn đến hiệu suất tư vấn hạn chế. Điều này ảnh hưởng đến
việc cung cấp kịp thời các CTĐT mà học viên đang có nhu cầu, làm giảm quy mô phát triển
tuyển sinh.
4.2.3. Thực trạng phối hợp quản lý đào tạo
a. Ưu điểm
- Sự phối hợp giữa Trung tâm GDTX và Trường Đại học Mở Hà Nội được ghi nhận tốt,
khá nhịp nhàng, giúp quản lý đào tạo hiệu quả, với quy trình chặt chẽ, đảm bảo chất lượng giáo
dục, đồng bộ hóa chương trình học và cơ hội theo dõi sát sao tiến độ học tập của học viên.
- Trường Đại học Mở Hà Nội có nền tảng công nghệ số, thế mạnh về đào tạo từ xa; vì
vậy, sự kết hợp với các Trung tâm GDTX giúp học viên dễ dàng tiếp cận các khóa học chất
lượng, không bị giới hạn bởi vị trí địa lý, từ đó thuận lợi việc nâng cao trình độ học vấn.
- Công tác phối hợp chặt chẽ trong giám sát và thực hiện kế hoạch dạy học, tổ chức thi
đúng lộ trình và tiến độ, đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực của thị trường lao động tại các địa
phương.
b. Vướng mắc
Việc cung cấp khung chương trình chung, chương trình cập nhật đôi khi chưa kịp thời,
đầy đủ.
4.3. Thực trạng về hạ tầng công nghệ và đội ngũ
- Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, một trong những thách thức lớn nhất trong triển khai
các CTĐT không chính quy trong kỷ nguyên số là thiếu hạ tầng công nghệ tại các Trung tâm
GDTX tỉnh. Điều này ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận và chất lượng học tập, cần tiếp tục được
quan tâm, đầu tư về hạ tầng công nghệ số, đáp ứng yêu cầu đào tạo trong thời gian tới.
- Thách thức lớn về hạ tầng còn thể hiện ở việc các Trung tâm chưa đầu tư vào hệ thống
quản lý học tập trực tuyến (LMS), làm giảm hiệu quả quản lý và theo dõi tiến trình học tập. Điều
này đòi hỏi Trường Đại học Mở Hà Nội và các Trung tâm GDTX cùng tìm ra giải pháp nâng cấp
hệ thống, đảm bảo tương thích với các yêu cầu của CTĐT hiện đại, luôn đổi mới.
- Đội ngũ giảng viên, CBQL và nhân viên hỗ trợ các Trung tâm GDTX cũng đối mặt với
thách thức lớn khi chưa có đủ kỹ năng, kinh nghiệm sử dụng, làm chủ các công nghệ dạy học
trực tuyến.
V. Giải pháp nâng cao hiệu quả tuyển sinh và đào tạo không chính quy
,
Thứ nhất tiếp tục tăng cường hợp tác, kết nối hiệu quả để công tác tuyển sinh phát triển
hơn giữa Trường Đại học Mở Hà Nội và các Trung tâm GDTX tỉnh
142