Page 139 - Bìa kỷ yếu
P. 139

Trong  nhiều  năm  qua,  Trường  Đại  học  Mở  Hà  Nội  và  hệ  thống  các  Trung  tâm  GDTX  đã
                 phối  hợp  hiệu  quả  trong  việc  sử  dụng  nền  tảng  số  nhằm  nâng  cao  CLĐT  và  mở  rộng  phạm  vi
                 tiếp  cận  người  học.  Hiện  tại,  cả  hai  bên  đang  hợp  tác  để  xây  dựng  và  cung  cấp  các  CTĐT  không
                 chính  quy,  phù  hợp  với  nhu  cầu  của  người  học  trên  địa  bàn  cả  nước.  Tuy  nhiên,  để  tiếp  tục  phát
                 huy  và  khai  thác  tối  đa  tiềm  năng  của  chuyển  đổi  số,  cần  thiết  phải  triển  khai  các  giải  pháp  hiệu
                 quả nhằm tăng cường hoạt động tuyển sinh và nâng cao CLĐT trong thời gian tới.
                         1.2. Vấn đề đặt ra về tuyển sinh và đào tạo không chính quy trong chuyển đổi số
                         Như  chúng  ta  đã  biết,  chuyển  đổi  số  không  chỉ  tạo  điều  kiện  cho  việc  giảng  dạy  và  học
                 tập  trực  tuyến,  mà  còn  thúc  đẩy  quá  trình  quản  lý  giáo  dục,  cải  thiện  hiệu  quả  tuyển  sinh  và
                 CLĐT  không  chính  quy.  Tuyển  sinh  trong  bối  cảnh  chuyển  đổi  số  đã  thay  đổi  với  sự  áp  dụng
                 công  nghệ  số,  từ  việc  tiếp  thị  trực  tuyến,  tuyển  sinh  qua  các  nền  tảng  kỹ  thuật  số  đến  việc  tối  ưu
                 hóa dữ liệu người học để đưa ra các chiến lược hiệu quả.
                         Các  CTĐT  không  chính  quy  hiện  có  thể  tiếp  cận  học  viên  mọi  lúc,  mọi  nơi  nhờ  vào  học
                 tập  trực  tuyến,  tạo  điều  kiện  cho  người  học  tham  gia  các  khóa  học  mà  không  bị  ràng  buộc  về
                 không  gian,  thời  gian.  Chuyển  đổi  số  giúp  tạo  ra  các  nền  tảng  học  tập  trực  tuyến  phong  phú,
                 cung cấp nội dung học tập linh hoạt, từ đó nâng cao CLĐT và trải nghiệm học tập cho học viên.
                 -  Tuyển  sinh  số  hóa  đã  giúp  các  cơ  sở  giáo  dục  không  chính  quy  mở  rộng  phạm  vi  tiếp  cận  học
                 viên,  đồng  thời  giảm  bớt  các  quy  trình  thủ  công,  nâng  cao  hiệu  suất  tuyển  sinh.  CTĐT  không
                 chính  quy  trong  chuyển  đổi  số  đòi  hỏi  sự  đổi  mới  liên  tục  về  nội  dung  và  PPGD,  đảm  bảo  học
                 viên được học tập trong môi trường số hóa hiện đại, tương tác cao và dễ dàng truy cập.
                         Trong  quá  trình  chuyển  đổi  số,  sự  phối  hợp  tuyển  sinh  và  quản  lý  đào  tạo  không  chính
                 quy  giữa  Trường  Đại  học  Mở  Hà  Nội  và  các  Trung  tâm  GDTX  đã  đạt  nhiều  kết  quả  tích  cực.
                 Tuy  nhiên,  thách  thức  cũng  không  ít,  với  sự  phát  triển  của  CTĐT  trực  tuyến  và  cạnh  tranh  gia
                 tăng,  đòi  hỏi  cải  tiến  liên  tục.  Đồng  thời,  nhu  cầu  người  học  ngày  càng  đa  dạng,  yêu  cầu  cao  hơn
                 về  tính  tương  tác,  nội  dung  chất  lượng  và  trải  nghiệm  học  tập,  nên  đổi  mới  là  tất  yếu  trong  quá
                 trình phát triển.
                         Câu  hỏi  được  đặt  ra  là:  Làm  thế  nào  để  Trường  Đại  học  Mở  Hà  Nội  và  các  Trung  tâm
                 GDTX  tỉnh  có  thể  hợp  tác  hiệu  quả  hơn  trong  việc  tận  dụng  công  nghệ  số  nhằm  nâng  cao  hiệu
                 quả  tuyển  sinh  và  cải  thiện  CLĐT  không  chính  quy?  Những  giải  pháp  cụ  thể  nào  cần  được  triển
                 khai  để  phát  huy  giá  trị  nguồn  CSDL,  tài  nguyên  số  và  thành  tựu  về  phương  thức  đào  tạo  hiện
                 đại,  tiên  tiến  mà  Trường  Đại  học  Mở  Hà  Nội  đang  sở  hữu-  như  là  đơn  vị  hàng  đầu  trong  ứng
                 dụng công nghệ số trong dạy học?
                         II. Cơ sở lý thuyết
                         2.1. Chuyển đổi số và chuyển đổi số trong giáo dục
                         2.1.1. Chuyển đổi số
                         -  Chuyển  đổi  số  là  quá  trình  thay  đổi  tổng  thể  và  toàn  diện  của  cá  nhân,  tổ  chức  về  cách
                 sống,  cách  làm  việc  và  phương  thức  sản  xuất  dựa  trên  các  công  nghệ  số  (Theo  Bộ  Thông  tin  và
                 Truyền thông).
                         -  Chuyển  đổi  số  là  việc  sử  dụng  các  công  nghệ  số  để  thay  đổi  mô  hình  kinh  doanh,  tạo  ra
                 những cơ hội, doanh thu và giá trị mới (Gartner).
                         -  Chuyển  đổi  số  là  việc  tư  duy  lại  cách  thức  các  tổ  chức  tập  hợp  mọi  người,  dữ  liệu  và
                 quy trình để tạo những giá trị mới (Microsoft);
                         -   Chuyển   đổi  số  trong  tổ  chức,  doanh  nghiệp  là  quá  trình  thay  đổi  từ  mô  hình  truyền
                 thống   sang   doanh   nghiệp   số   bằng   cách   áp   dụng  công  nghệ  mới  như  dữ  liệu  lớn  (Big  Data),

                                                              137
   134   135   136   137   138   139   140   141   142   143   144