Page 135 - Bìa kỷ yếu
P. 135
- Tiếp cận công nghệ: Sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông đã tạo điều
kiện thuận lợi cho việc triển khai các chương trình đào tạo trực tuyến.
- Nhu cầu học tập suốt đời: Xã hội hiện đại đòi hỏi mỗi cá nhân phải liên tục cập nhật
kiến thức và kỹ năng mới, tạo ra nhu cầu lớn cho các khóa học trực tuyến.
IV. Thực tiễn phát triển đào tạo từ xa/trực tuyến tại TT GDTX - KTTH Thanh Hóa
Ngày 29/11/2022, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá đã ký Quyết định số
56/2020/QĐ-UBND về việc thành lập Trung tâm Giáo dục thường xuyên – Kỹ thuật Tổng hợp
Thanh Hoá trên cơ sở sáp nhập Trung tâm GDTX tỉnh Thanh Hoá và Trung tâm Giáo dục kỹ
thuật tổng hợp Thanh Hoá.
Từ khi thành lập năm 2003 (giai đoạn 2003 – 2022) đến 2022, Trung tâm có 2 cơ sở hoạt
động: Cơ sở 1 tại số 4 Nguyễn Tạo, phường Trường Thi, TP Thanh Hóa; cơ sở hai tại số 50
Tống Duy Tân, TP Sầm Sơn. Qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, hiện nay, về cơ cấu tổ
chức Trung tâm có 03 đồng chí trong Ban giám đốc và 5 phòng chuyên môn: Phòng Tổ chức -
Hành chính và Quản trị, Phòng Quản lý Đào tạo – Bồi dưỡng, Phòng Quản lý dạy nghề - Hướng
nghiệp, Phòng Ngoại ngữ - Tin học & Hợp tác Quốc tế và Phòng GDTX với tổng số 76 cán bộ
viên chức và người lao động, trong đó có 02 Tiến sĩ, 25 Thạc sĩ.
Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được giao, trong những năm qua, với sự nỗ lực đoàn kết,
thống nhất và quyết tâm cao của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và người lao động, cùng
với sự chỉ đạo sát sao của Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh Thanh Hóa, Trung tâm đã thực
hiện tốt các nhiệm vụ được giao và đạt được nhiều kết quả quan trọng góp phần nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực cho tỉnh và cho Ngành Giáo dục. Với phương châm tăng cường hợp tác,
mở rộng và phát triển chương trình liên kết đào tạo trình độ đại học, Trung tâm luôn giữ vững và
không ngừng nâng cao cả về quy mô và chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh nhà, tạo
điều kiện cho mọi người vừa làm, vừa học, học liên tục, học tập suốt đời, góp phần xây dựng xã
hội học tập. Song song với nhiệm vụ liên kết đào tạo, Trung tâm đã tham mưu cho Sở GD&ĐT
Thanh Hóa tổ chức tốt công tác bồi dưỡng thường xuyên, nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL
trường Mầm non, Tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh.
Sau hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, đến nay (năm 2024), Trung tâm Giáo dục
Thường xuyên – Kỹ thuật Tổng hợp đã mở được trên 300 lớp liên kết đào tạo đại học các chuyên
ngành đào tạo khác nhau với trên 20.000 học viên. Hiện nay, Trung tâm đã và đang phối hợp liên
kết đào tạo, bồi dưỡng với nhiều trường Đại học, Học viện uy tín trong tỉnh và trên cả nước như:
Đại học Hồng Đức, Đại học Văn hóa Thể thao và du lịch Thanh Hóa, Đại học Luật HN, Đại học
Nội vụ HN, Đại học Vinh, Đại học Văn hóa HN, Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện Quản lý
giáo dục, Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên, Đại học Mỏ- Địa chất, Đại học Lao động –
xã hội, Đại học TN &MT, Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng, Học viện Tư pháp….
Trường Đại học Mở Hà Nội ngày nay, tiền thân là Viện đại học Mở Hà Nội là một cơ sở
đào tạo tiên phong trong lĩnh vực giáo dục từ xa và đào tạo E-Learning ở Việt Nam được Bộ
GD&ĐT trực tiếp quản lý. Từ đó đến nay trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, Đại học
Mở Hà Nội đã cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng với nhiều loại hình, chú trọng giáo dục
từ xa, đa ngành, đa trình độ, phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước và hội nhập quốc tế; đã đào
tạo được hàng chục vạn cán bộ công chức, viên chức trong các lĩnh vực kinh tế, kĩ thuật, văn
hóa, giáo dục, môi trường… cho cả nước. Điển hình nhà trường đã đổi mới phương pháp tuyển
sinh, phương thức đào tạo theo tín chỉ gắn với sử dụng đào tạo. nhu cầu việc làm của các doanh
nghiệp… Do vậy năng lực, trình độ, khả năng đào tạo của Trường Đại học Mở Hà Nội luôn nằm
133