Page 133 - Bìa kỷ yếu
P. 133

XU THẾ CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN

                                          CỦA ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN



                                                      TS. Trịnh Văn Anh
                                Địa chỉ tác giả: Trung tâm GDTX – KTTH tỉnh Thanh Hóa
                                        Email:  trinhvananh@ttgdtxthanhhoa.edu.vn



                         Tóm  tắt:  Chuyển  đổi  số  hiện  nay  đóng  vai  trò  quan  trọng  trong  tất  cả  các  lĩnh  vực,  đặc
                 biệt  là  giáo  dục.  Sau  bối  cảnh  đại  dịch  đại  dịch  Covid-19,  toàn  thể  xã  hội  và  ngành  giáo  dục  đã
                 nhận  thức  được  đào  tạo  trực  tuyến  là  một  xu  thế  phát  triển  tất  yếu.  Bài  tham  luận  nêu  khái  quát
                 về  chuyển  đổi  số,  mối  quan  hệ  của  chuyển  đổi  số  và  đào  tạo  trực  tuyến  cũng  như  tác  động  của
                 nó  trong  giáo  dục.  Thông  qua  nhiều  năm  thực  tiễn  triển  khai  đào  tạo  trực  tuyến  giữa  TT  GDTX  -
                 KTTH  Thanh  Hóa  và  Trường  Đại  học  Mở,  tác  giả  cũng  đề  cập  đến  một  số  khó  khăn,  thách  thức
                 và  thời  cơ  của  đào  tạo  trực  tuyến  và  một  số  đề  xuất  nhằm  nâng  cao  chất  lượng  trong  công  tác
                 phối hợp đào tạo giữa hai nhà trường.
                         Từ  khóa:  Chuyển  đổi  số,  đào  tạo  trực  tuyến,  hạ  tầng  công  nghệ,  phối  hợp  đào  tạo,  giáo
                 dục đại học

                         I. Xu thế chuyển đổi số trong giáo dục
                         Chuyển  đổi  số  đang  trở  thành  xu  thế  tất  yếu  trong  mọi  lĩnh  vực,  đặc  biệt  là  giáo  dục  và
                 đào  tạo.  Sự  phát  triển  của  công  nghệ  đã  mở  ra  nhiều  cơ  hội  mới,  đồng  thời  cũng  đặt  ra  không  ít
                 thách  thức  cho  các  cơ  sở  giáo  dục.  Chuyển  đổi  số  trong  giáo  dục  không  chỉ  đơn  thuần  là  việc  áp
                 dụng  công  nghệ  vào  giảng  dạy  mà  còn  là  sự  thay  đổi  toàn  diện  về  phương  pháp  và  mô  hình  giáo
                 dục.  Chuyển  đổi  số  trong  giáo  dục  không  chỉ  đơn  thuần  là  việc  áp  dụng  công  nghệ  vào  giảng  dạy
                 mà  còn  là  sự  thay  đổi  toàn  diện  về  phương  pháp  và  mô  hình  giáo  dục. Các  trường  học  và  cơ  sở
                 đào  tạo  đang  dần  chuyển  từ  mô  hình  truyền  thống  sang  mô  hình  giáo  dục  số,  nơi  mà  học  sinh  và
                 giáo  viên  có  thể  tương  tác  và  học  tập  mọi  lúc,  mọi  nơi.  Một  số  hình  thức  chuyển  đổi  số  phổ  biến
                 trong giáo dục bao gồm [1]:
                         -  Học  trực  tuyến  (E-learning):  Các  trường  học  và  tổ  chức  giáo  dục  cung  cấp  các  khóa  học
                 trực  tuyến  thông  qua  nền  tảng  và  công  cụ  kỹ  thuật  số,  cho  phép  học  viên  học  tập  mọi  lúc,  mọi
                 nơi.
                         -  Giáo  trình  điện  tử:  Thay  thế  sách  giáo  khoa  truyền  thống  bằng  giáo  trình  điện  tử,  giúp
                 tiết kiệm giấy và dễ dàng cập nhật nội dung.
                         -  Phần  mềm  quản  lý  học  tập  (LMS  -  Learning  Management  System):  Các  hệ  thống  quản
                 lý  học  tập  như  Moodle,  Blackboard,  Canvas,…  hỗ  trợ  giáo  viên  quản  lý  khóa  học,  đánh  giá  và
                 theo dõi tiến độ của học viên một cách dễ dàng và hiệu quả.
                         -  Công  cụ  hợp  tác  trực  tuyến:  Sử  dụng  các  ứng  dụng  như  Google  Classroom,  Microsoft
                 Teams,  Zoom,…  để  giáo  viên  và  học  viên  tương  tác,  học  tập  cùng  nhau  một  cách  linh  hoạt  và
                 hiệu quả.
                         II. Mối quan hệ giữa chuyển đổi số và đào tạo trực tuyến
                         Đào  tạo  trực  tuyến  đã  phát  triển  mạnh  mẽ  trong  những  năm  gần  đây,  đặc  biệt  là  trong  bối
                 cảnh  đại  dịch  COVID-19. Các  nền  tảng  học  trực  tuyến  như  Coursera,  edX,  và  Udemy  đã  trở  nên


                                                              131
   128   129   130   131   132   133   134   135   136   137   138