Page 130 - Bìa kỷ yếu
P. 130
làm cho sinh viên; tranh thủ các nguồn lực đề nghị cấp trên đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của người học cũng như các doanh nghiệp.
II. Vai trò của đào tạo trực tuyến trong phát triển nguồn nhân lượng chất lượng cao
Đào tạo trực tuyến (e-learning) đã trở thành một phần không thể thiếu trong hệ thống
giáo dục hiện đại, đặc biệt là trong bối cảnh phát triển của đào tạo từ xa. Đào tạo trực tuyến
không chỉ giúp mở rộng phạm vi tiếp cận giáo dục mà còn nâng cao chất lượng và hiệu quả học
tập. Hiện nay, nhà trường đang liên kết với Trường Đại học Mở Hà Nội để đặt trạm đào tạo từ
xa, một trong những trường Đại học uy tín và chất lượng nhất về Chương trình đào tạo trực
tuyến (E-learning). Trong quá trình hợp tác từ năm 2020 đến nay, sự phối hợp giữa 2 nhà trường
đã tuyển sinh gần 180 sinh viên học tập tại tỉnh Bình Phước, số lượng ra trường được gần 40
sinh viên. Với chương trình đào tạo chất lượng, sinh viên ra trường với kỹ năng kiến thức cao đã
có việc làm với tỉ lệ 100% với mức lương cao. Đó là điều đáng mừng và đáng tự hào của 2 đơn
vị đã chắp cánh cho các em sinh viên.
1. Mở rộng phạm vi tiếp cận giáo dục: Đào tạo trực tuyến giúp phá vỡ các rào cản về
địa lý và thời gian, cho phép người học tiếp cận các khóa học từ bất kỳ đâu và vào bất kỳ thời
điểm nào. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người sống ở vùng sâu, vùng xa hoặc
những người đã đi làm và không thể tham gia các lớp học truyền thống.
2. Nâng cao chất lượng giáo dục: Đào tạo trực tuyến cung cấp nhiều công cụ và tài
nguyên học tập phong phú, từ video bài giảng, tài liệu đọc, đến các bài tập thực hành và kiểm tra
trực tuyến. Điều này giúp cá nhân hóa quá trình học tập, cho phép người học tự điều chỉnh tiến
độ và phương pháp học phù hợp với năng lực và lịch trình của mình.
3. Tối ưu hóa nguồn nhân lực: Đào tạo trực tuyến giúp tối ưu hóa nguồn nhân lực bằng
cách cung cấp các khóa học chuyên sâu và đa dạng, từ ngắn hạn đến dài hạn, từ chuyên ngành
đến kỹ năng sống. Điều này giúp nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng của người lao động,
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động.
4. Thúc đẩy công bằng và dân chủ hóa giáo dục: Với chi phí thấp hơn nhiều so với
phương thức truyền thống, đào tạo trực tuyến giúp tri thức lan tỏa đến tất cả các tầng lớp nhân
dân, thúc đẩy nền giáo dục phát triển theo hướng công bằng và dân chủ hóa hơn.
5. Hỗ trợ phát triển bền vững: Đào tạo trực tuyến góp phần vào phát triển bền vững
bằng cách giảm thiểu các chi phí liên quan đến di chuyển, ăn ở và các khoản phí sinh hoạt tại các
thành phố lớn. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí cho người học mà còn giảm thiểu tác
động tiêu cực đến môi trường.
Lợi ích của đào tạo trực tuyến bao gồm tính linh hoạt, tiết kiệm chi phí và khả năng tiếp
cận rộng rãi. Các khu vực miền núi và hải đảo thường gặp nhiều khó khăn về giao thông và kinh
tế, khiến việc tiếp cận giáo dục trở nên khó khăn. Phương thức này có thể giúp giải quyết các
vấn đề này bằng cách cung cấp các khóa học trực tuyến, giúp người học tiết kiệm thời gian và
chi phí đi lại. Tuy nhiên, việc triển khai đào tạo trực tuyến tại khu vực này cũng đối mặt với
nhiều thách thức. Hạ tầng công nghệ thông tin chưa phát triển đồng đều, thiếu thiết bị học tập và
kỹ năng sử dụng công nghệ của học sinh và giáo viên là những rào cản lớn. Do đó, cần có các
chính sách hỗ trợ từ chính phủ và các tổ chức giáo dục để cải thiện hạ tầng, cung cấp thiết bị và
đào tạo kỹ năng cho người học và người dạy.
Với nguồn nhân lực lao động tại chỗ dồi dào, lại chưa có trường đại học trực thuộc tỉnh
nên việc liên kết đào tạo với các trường đại hoc trên cả nước đã được thực hiện tại Bình Phước
từ nhiều năm nay. Trong đó, đào tạo trực tuyến nổi lên như một trong những phương thức đào
128