Page 141 - Bìa kỷ yếu
P. 141
năng sống, giao tiếp để thích ứng xã hội, thành công và là cầu nối quan trọng để nâng cao chất
lượng giáo dục toàn dân.
2.3. Lý thuyết quản trị chất lượng, chất lượng đào tạo
2.3.1. Lý thuyết quản trị chất lượng (QTCL)
“QTCL là các hoạt động có phối hợp để định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất
lượng. Việc định hướng và kiểm soát về chất lượng nói chung bao gồm lập chính sách chất
lượng và mục tiêu chất lượng, hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng
và cải tiến chất lượng” ( Wikipedia ).
QTCL là tiêu chuẩn Quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng, giúp tổ chức thiết lập, duy
trì và cải tiến chất lượng trong các quy trình và sản phẩm của mình (ISO 9001).
Cải tiến liên tục, nhấn mạnh vào việc thực hiện các thay đổi nhỏ nhưng liên tục để nâng
cao hiệu suất và chất lượng trong tổ chức (Kaizen).
“QTCL về cơ bản là những hoạt động và kỹ thuật được sử dụng nhằm đạt được và duy
trì chất lượng của một sản phẩm, quy trình hoặc dịch vụ. Việc đó không chỉ bao gồm theo dõi,
mà cả tìm hiểu và loại trừ các nguyên nhân gây ra những trục trặc về chất lượng để các yêu cầu
của khách hàng có thể được liên tục đáp ứng” (Jonhs Oakland).
2.3.2. Chất lượng đào tạo
CLĐT là khi mọi hoạt động đều đạt tiêu chuẩn chất lượng, nghĩa là từ mọi cấp quản lý
nhà trường, mọi hệ đào tạo, mọi, mọi chương trình nghiên cứu và phát triển, đến các dịch vụ
sinh viên, dịch vụ cộng đồng…, tất cả đều đạt tiêu chuẩn về chất lượng (INQAAHE).
CLĐT là chất lượng của sản phẩm giáo dục, của đầu ra, hoặc là chất lượng của cả hệ
thống giáo dục … Với phạm trù chất lượng khác nhau đòi hỏi những tiêu chí, những chuẩn và
phương pháp đánh giá khác nhau. CLĐT là sự đáp ứng của sản phẩm đào tạo với nhu cầu thị
trường lao động của các đơn vị sử dụng lao động. “CLĐT là mức độ đạt được so với mục tiêu
đào tạo được đề ra nhằm thỏa mãn yêu cầu của khách hàng” (INQAAHE).
CLĐT là mức độ đáp ứng yêu cầu và mục tiêu giáo dục, thể hiện qua hiệu quả giảng
dạy, chương trình học, CSVC và sự phát triển toàn diện của người học. Nó được đánh giá dựa
trên năng lực của người học sau khóa học, bao gồm kiến thức, kỹ năng, thái độ và khả năng áp
dụng.
III. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu này nhằm xác định các giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả tuyển sinh và đào tạo
không chính quy tại Trường Đại học Mở Hà Nội và các Trung tâm GDTX cấp tỉnh trong bối
cảnh chuyển đổi số.
- Nghiên cứu sẽ tập trung vào việc đánh giá thực trạng hiện tại và đề xuất các giải pháp ứng
dụng công nghệ số để cải thiện hoạt động tuyển sinh và nâng cao CLĐT.
3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập tổng hợp số liệu, dữ liệu định tính và định
lượng; gồm phỏng vấn các chuyên gia giáo dục, giảng viên và quản lý liên quan Trường Đại học
Mở Hà Nội và các Trung tâm GDTX cấp tỉnh.
Ngoài ra, các khảo sát sẽ được thực hiện với học viên đang học tập tại đơn vị để thu thập
ý kiến về trải nghiệm học tập, các phản hồi đến việc quá trình học, thực hành, chất lượng dạy,
các CSDL và tài nguyên số các khóa đào tạo không chính quy của Trường Đại học Mở Hà Nội.
139