Page 111 - Bìa kỷ yếu
P. 111
Do cách tiếp cận từ các giác độ khác nhau nên cách diễn đạt của các định nghĩa trên
không giống nhau. Nhưng, về nội hàm tất cả các định nghĩa trên đều có điểm chung đó là bước
phát triển tiếp theo của tin học hóa, có được nhờ sự tiến bộ vượt bậc của những công nghệ mới
mang tính đột phá, nhất là công nghệ số; là chuyển các hoạt động của chúng ta từ thế giới thực
sang thế giới ảo ở trên môi trường mạng.
Đồng thời, Cho dù chuyển đổi số nghĩa là gì đi nữa thì quá trình chuyển đổi số chỉ thành
công khi có sự tham gia của tất cả các cấp từ lãnh đạo tới cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp
với mục tiêu nhằm thay đổi cách thức làm việc và tạo đột phá trong hoạt động kinh doanh.
2.2. Sự khác nhau giữa số hóa và chuyển đổi số
Số hóa : Là một phần quan trọng trong chuyển đổi số và việc xây dựng nền tảng từ số hóa
sẽ là tiền đề cho chuyển đổi số thành công. Số hóa chỉ đơn giản là tiếp tục duy trì phương thức
hoạt động truyền thống, nhưng nhanh hơn và tốt hơn. Nói cách khác số hóa: là quá trình đưa các
thông tin lưu trữ ở dạng vật lý như văn bản giấy, đĩa CD, ổ cứng... lên các hệ thống lưu trữ trên
mạng Internet. Nhờ đó, người ta có thể dễ dàng tìm kiếm dữ liệu để phục vụ cho công việc hàng
ngày hơn.
Chuyển đổi số : Khác số hóa, chuyển đổi số sẽ thay đổi toàn diện cách thức doanh nghiệp
hoạt động, tương tác thông qua chiến lược phù hợp, sự hỗ trợ của công nghệ cũng như sự đồng
thuận của con người. Đó là quá trình thay đổi về tư duy và mô hình kinh doanh truyền thống
sang mô hình kỹ thuật số, ứng dụng công nghệ thông tin vào vận hành. Người quản lý cần thay
đổi mô hình kinh doanh và vận hành để tối ưu được các lợi ích mà công nghệ mang lại cho
doanh nghiệp.
Như vậy về bản chất số hóa và chuyển đổi số đều là các hoạt động ứng dụng công nghệ
số trong các hoạt động vận hành, sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả và tiết kiệm
nguồn lực. Tuy nhiên vẫn có một số khác biệt đáng kể giữa số hóa và chuyển đổi số về yếu tố
con người, lộ trình thực hiện, cơ sở đề xuất và quy mô lợi ích đem lại. Nếu “số hóa” là việc biến
đổi các giá trị thực sang dạng số, thì “chuyển đổi số” là khi có dữ liệu được số hoá rồi, chúng ta
phải sử dụng các công nghệ như AI, Big Data… để phân tích dữ liệu, biến đổi nó và tạo ra một
giá trị khác.
Chuyển đổi số đã và đang đi vào mọi ngóc ngách trong cuộc sống của chúng ta. Cụ thể
trong việc học trực tuyến (E-learning), chuyển đổi số cho phép người dạy và người học có thể tổ
chức các buổi học trực tuyến dễ dàng. Giáo viên có thể tải các video bài giảng và tài liệu lên hệ
thống, học sinh có thể truy cập vào học bất cứ lúc nào mà không cần phải tới lớp học vật lý.
III. Thực trạng chuyển đổi số trong giáo dục đào tạo đại học
Tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/06/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
“Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” cụ thể “Phát
triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý,
giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy
và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. Phát triển công nghệ phục vụ giáo dục,
hướng tới đào tạo cá thể hóa. 100% các cơ sở giáo dục triển khai công tác dạy và học từ xa,
trong đó thử nghiệm chương trình đào tạo cho phép học sinh, sinh viên học trực tuyến tối thiểu
20% nội dung chương trình. Ứng dụng công nghệ số để giao bài tập về nhà và kiểm tra sự chuẩn
bị của học sinh trước khi đến lớp học”.
Như vậy việc chuyển đổi số trong Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tập trung vào hai nội
dung chính: Chuyển đổi số trong quản lý (quản lí đầu vào, quản lí quá trình tổ chức đào tạo,
109