Page 114 - Bìa kỷ yếu
P. 114

sự  phù  hợp  giữa  chương  trình  đào  tạo  với  yêu  cầu  công  việc.  Ý  kiến  của  họ  đóng  vai  trò  quan
                 trọng giúp các trường đại học điều chỉnh chương trình đào tạo phù hợp nhu cầu.
                         Trước  đây,  việc  thu  thập  thông  tin  này  chủ  yếu  thông  qua  các  đợt  khảo  sát,  các  buổi  gặp
                 mặt  cựu  người  học  do  trường  đại  học  tổ  chức.  Đối  với  việc  thu  thập  ý  kiến  từ  các  nhà  tuyển  dụng
                 về  chương  trình  đào  tạo  rất  hạn  chế,  chưa  được  chú  trọng  nhiều  do  việc  triển  khai  mất  nhiều  thời
                 gian,  tốn  kém  và  khó  triển  khai.  Tuy  nhiên,  với  sự  hỗ  trợ  của  công  nghệ  số  và  các  công  nghệ
                 thông  minh,  công  việc  này  có  thể  được  thực  hiện  đa  dạng,  thường  xuyên,  hiệu  quả  hơn.  Để  thực
                 hiện  được  các  yêu  cầu  trên,  hệ  thống  thông  tin  cần  có  phân  hệ  chuyên  thu  thập,  xử  lí  thông  tin,
                 đánh  giá  chương  trình  đào  tạo  để  có  căn  cứ  phát  triển  chương  trình.  Từ  phân  tích  trên  cho  thấy,
                 nội  dung  chuyển  đổi  số  trong  hoạt  động  phát  triển  chương  trình  đào  tạo  bao  gồm:  chuyển  đổi
                 phương  thức,  công  nghệ  thu  thập  thông  tin  phục  vụ  phát  triển  chương  trình  đào  tạo;  chuyển  đổi
                 phương thức, công nghệ trong xử lí và phân tích dữ liệu phục vụ phát triển chương trình đào tạo.
                         4.3. Xây dựng và phát triển học liệu điện tử
                         Chuyển  đổi  số  không  chỉ  thay  đổi  về  công  nghệ  mà  còn  làm  thay  đổi  rất  nhiều  mặt  của
                 cuộc  sống  và  công  việc  của  chúng  ta,  trong  đó  có  thay  đổi  môi  trường  làm  việc.  Trong  dạy  học,
                 chuyển  đổi  số  sẽ  làm  thay  đổi  môi  trường  quản  lí,  dạy  học  từ  môi  trường  truyền  thống  sang  môi
                 trường  số.  Khi  dạy  học  trên  môi  trường  số,  học  liệu  số  và  tài  nguyên  giáo  dục  mở  đóng  vai  trò
                 hết  sức  quan  trọng.  Học  liệu  số  (hay  học  liệu  điện  tử)  là  tập  hợp  các  phương  tiện  điện  tử  phục  vụ
                 dạy  và  học,  bao  gồm:  giáo  trình  điện  tử,  sách  giáo  khoa  điện  tử,  tài  liệu  tham  khảo  điện  tử,  bài
                 kiểm  tra  đánh  giá  điện  tử,  bản  trình  chiếu,  bảng  dữ  liệu,  các  tệp  âm  thanh,  hình  ảnh,  video,  bài
                 giảng  điện  tử,  phần  mềm  dạy  học,  thí  nghiệm  mô  phỏng  và  các  học  liệu  được  số  hóa  khác.  Phát
                 triển  kho  học  liệu  số  chia  sẻ  dùng  chung  là  một  trong  các  nhiệm  vụ  và  giải  pháp  chủ  yếu  tăng
                 cường  ứng  dụng  công  nghệ  thông  tin  và  chuyển  đổi  số  trong  giáo  dục  và  đào  tạo  giai  đoạn  2022
                 - 2025, định hướng đến năm 2030.
                         Khi  chuyển  đổi  số,  các  trường  đại  học  cần  phát  triển  học  liệu  số  để  phục  vụ  giảng  viên,
                 người  học  khai  thác,  sử  dụng  cho  việc  giảng  dạy,  học  tập  trên  môi  trường  số.  Phát  triển  học  liệu
                 số  cần  xây  dựng  kho  học  liệu  số  và  hệ  thống  phần  mềm  quản  lí,  phân  phối  và  khai  thác  học  liệu
                 số.  Ngoài  ra,  hệ  thống  phần  mềm  cần  kết  nối  các  tài  nguyên  giáo  dục  mở  để  giảng  viên  và  người
                 học  có  thể  khai  thác,  sử  dụng.  Tài  nguyên  giáo  dục  mở  là  tài  liệu  học  tập,  giảng  dạy  và  nghiên
                 cứu  ở  bất  kì  định  dạng  nào,  có  tính  công  cộng  hoặc  có  bản  quyền  đã  được  được  phát  hành  theo
                 giấy  phép  mở,  cho  phép  truy  cập,  tái  sử  dụng,  tích  hợp,  điều  chỉnh,  lưu  giữ  và  phân  phối  lại  bởi
                 những  người  khác  theo  quy  định  của  giấy  phép  mở.  Cùng  với  phát  triển  học  liệu  số,  các  trường
                 đại  học  cần  xây  dựng  thư  viện  số  kết  nối  với  các  cơ  sở  giáo  dục  đại  học  khác  trong  và  ngoài
                 nước,  với  thư  viện  quốc  gia  để  giảng  viên,  người  học  không  chỉ  khai  thác  nguồn  học  liệu  số  của
                 chính  cơ  sở  giáo  dục  đại  học  của  mình  mà  còn  có  thể  khai  thác  nguồn  học  liệu  số  của  các  cơ  sở
                 giáo dục đại học khác và nguồn tài nguyên giáo dục mở trên toàn cầu.
                         Để   phát   triển   học   liệu   số   và  sử  dụng  tài  nguyên  giáo  dục  mở  hiệu  quả,  lãnh  đạo  các
                 trường  đại  học  cần  chú  trọng  phát  triển  năng  lực  số  cho  các  chuyên  viên  và  cán  bộ  quản  lí  để  có
                 thể  vận  hành  hệ  thống.  Phát  triển  năng  lực  số  cho  giảng  viên,  người  học  để  có  thể  thực  hiện  việc
                 giảng  dạy,  học  tập  trên  môi  trường  số.  Những  nội  dung  chính  sau  đây  cần  triển  khai  khi  chuyển
                 đổi  số  trong  phát  triển  học  liệu  số  ở  trường  đại  học:  chuyển  đổi  dạng  học  liệu  sang  dạng  số;
                 chuyển đổi phương thức lưu trữ học liệu; chuyển đổi phương thức chia sẻ học liệu.





                                                              112
   109   110   111   112   113   114   115   116   117   118   119