Page 118 - Bìa kỷ yếu
P. 118

TỪ TIN HỌC ĐẾN CHUYỂN ĐỐI SỐ VÀ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO

                                                      Ở VIỆT NAM



                                                     GS.TS. Vũ Gia Hiền
                                    Địa chỉ tác giả: Trường Trung cấp Âu Việt Tp.HCM
                                                Email:  vugiahien@yahoo.com



                       Tóm  tắt:  Lịch  sử  đã  chứng  minh  quá  trình  phát  triển  của  khoa  học  kỹ  thuật  đi  từ  thấp  đến
                 cao,  từ  đơn  giản  đến  phức  tạp  và  hoàn  thiện,  quá  trình  đó  là  cả  chặng  dài  của  nhân  loại  nhưng
                 thực  sự  bùng  nổ  thì  chỉ  mới  ở  đầu  thế  kỷ  XXI  sau  khi  cuộc  cách  mạng  công  nghiệp  lần  thứ  ba  –
                 cách  mạng  điện  tử.  Để  làm  sáng  tỏ  quá  trình  Cách  mạng  công  nghiệp  lần  thứ  tư  (4.0)  bài  viết
                 chỉ ra những bước ngoặt từ tin học hóa đến chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo.
                       Từ khóa:   Tin học hóa, Chuyển đổi số, Trí tuệ nhân  tạo.

                       I.   Tin học hóa
                       Tin  học  hóa  hay  còn  gọi  là  ứng  dụng  công  nghệ,  ra  đời  vào  khoảng  những  năm  cuối  của
                 thập  niên  sáu  mươi  thế  kỷ  XX,  đó  là  quá  trình  phát  triển  của  kỹ  thuật  điện  tử  viễn  thông  với
                 những  dữ  liệu  khổng  lồ  được  lưu  giữ  bằng  băng  từ,  đĩa  than  làm  cho  các  kho  lưu  trữ  trở  nên  quá
                 tải,  cùng  lúc  đó  máy  tính  điện  tử  xuất  hiện  đã  góp  phần  giải  phóng  sự  khủng  hoảng  trong  lưu  trữ
                 văn  bản,  dữ  liệu  bằng  tin  học  được  nói  đến  vào  những  năm  đầu  của  thập  niên  bảy  mươi  của  thế
                 kỷ  XX.  Bước  phát  triển  vượt  bậc  khi  công  nghệ  bán  dẫn  thay  thế  những  cỗ  máy  điện  tử  cồng
                 kềnh  và  từ  đó  những  tư  liệu,  tài  liệu  được  chuyển  thành  kỹ  thuật  mới  được  gọi  là  tin  học  hóa,
                 trong  đó  “vi  tính”  ra  đời.  Vi  tính  chính  là  bước  đột  phá  công  nghệ  cho  tin  học  hóa  phát  triển  rộng
                 rãi  trên  toàn  thế  giới  nhờ  hệ  thống  vệ  tinh.  Tin  học  hóa  là  những  bước  tiến  quan  trọng  mở  đầu
                 cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0).
                       Chúng  ta  trở  lại  với  cuộc  cách  mạng  công  nghiệp  lần  thứ  nhất  là  cách  mạng  cơ  khí  (1.0),
                 cuộc  cách  mạng  công  nghiệp  lần  thứ  hai  là  cuộc  cách  mạng  điện  khí  hóa  (2.0),  cuộc  cách  mạng
                 công  nghiệp  lần  thứ  ba  là  cuộc  cách  mạng  công  nghiệp  điện  tử  viễn  thông  (3.0);  cả  ba  cuộc  cách
                 mạng  này  ra  đời  vào  thời  kỳ  nước  ta  còn  chiến  tranh  và  sau  đó  là  những  năm  tháng  khắc  phục
                 hậu   quả   chiến   tranh,  quản  lý  xã  hội  theo  hướng  hành  chính  –  chỉ  huy  dẫn  đến  những  khủng
                 hoảng  kinh  tế  trầm  trọng  nên  không  có  điều  kiện  tham  gia.  Năm  1986  Đảng,  Nhà  nước  ta  chủ
                 trương  đổi  mới  toàn  diện  đất  nước  chuyển  sang  kinh  tế  thị  trường  định  hướng  xã  hội  chủ  nghĩa.
                 Lúc  này  Đất  nước  tập  trung  vào  xóa  đói  bằng  phát  triển  nông  nghiệp,  mọi  thứ  đều  “quy  ra  thóc”
                 nên  sự  phát  triển  công  nghiệp  bị  hạn  chế.  Tất  cả  tập  trung  phát  triển  kinh  tế  nông  nghiệp  và  công
                 nghiệp  nhẹ  tạo  ra  bước  đột  phá  chống  sự  bao  vây  cấm  vận  thành  công.  Trong  sự  phát  triển  “có
                 thực  mới  vực  được  đạo”  cả  nước  tập  trung  vào  kinh  tế  nông  nghiệp  và  công  nghiệp  tiêu  dùng  vì
                 thế  nước  ta  không  có  điều  kiện  tham  gia  vào  cuộc  cách  mạng  công  nghiệp  lần  thứ  nhất,  thứ  hai
                 và thứ ba. Đây là sự thiệt thòi lớn đối với đất nước nói chung và giáo dục đào tạo nói riêng.
                       Để   khắc   phục   khoảng   trống  về  phát  triển  cơ  khí  hóa,  điện  khí  hóa  và  điện  tử  hóa,  sau
                 những  năm  từ  1996  khi  nước  ta  kết  nối  ngoại  giao  với  Mỹ,  Mỹ  xóa  bỏ  sự  cấm  vận,  giai  đoạn  này
                 nước  ta  mới  phát  triển  ứng  dụng  tin  học  hóa  đặc  biệt  là  trong  hệ  thống  trường  học  và  dịch  vụ
                 viễn  thông.  Qua  một  thời  gian  ngắn  Việt  Nam  đã  trở  thành  nước  có  hệ  thống  dịch  vụ  viễn  thông
                 phủ  kín  toàn  bộ  Đất  Nước,  các  trường  học  trên  toàn  đất  nước  đều  có  kết  nối  mạng  điện  tử,  đây  là
                 thành  quả  quan  trọng  trong  đường  lối  của  Đảng  Cộng  sản  Việt  Nam,  Nhà  nước  Việt  Nam  trong


                                                              116
   113   114   115   116   117   118   119   120   121   122   123