Page 119 - Bìa kỷ yếu
P. 119
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo tiền đề cho công cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ tư ở nước ta trong đó có chuyển đổi số.
II. Chuyển đổi số
Chuyển đổi số ra đời từ số hóa. Do quá trình lưu trữ tư liệu, tài liệu của công nghệ thông
tin theo kỹ thuật cũ bị quá tải bởi các dữ liệu đa dạng của hình ảnh, ngôn ngữ làm cho tin học
hóa bế tắc và cản trở sự phát triển. Lúc này toán học tham gia tìm cách rút gọn tư liệu, tài liệu
theo hướng nhị phân, tức là phân chia dữ liệu trên nền tảng ít tín hiệu nhưng nhiều thông tin – kỹ
thuật số 1,0 được sắp xếp theo thứ tự mã hóa như 110011… ra đời. Kỹ thuật số ra đời cùng với
công nghệ bán dẫn đạt đến đỉnh cao kết hợp tạo mảng pha quét toàn bộ dữ liệu của nhân loại
trong hai tín hiệu (1,0) và mã hóa ma trận toán học thành tài liệu vô cùng tận giải mã toàn bộ dữ
liệu được số hóa lưu giữ các dữ liệu trong điện tích ở các thiết bị bán dẫn mà chỉ cần một chip
điện tử có thể chứa được hàng triệu triệu thông tin. Đây là bước đột phá tiếp theo của tin học hóa
hình thành sự phát triển mới gọi là số hóa. Cùng với các kỹ thuật thuật toán, thuật toán đám mây
… đã hình thành cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) hiện nay trong đó có chuyển đổi
số.
Chúng ta biết loài người đã quen môi trường thực (chữ viết, hình ảnh) nhiều thế kỷ nay
chuyển lên môi trường số (toán học) làm thay đổi thói quen mà thay đổi thói quen là việc khó. Ở
nước ta ba lần cách mạng công nghiệp trước (cách mạng cơ khí, cách mạng điện khí, cách mạng
công nghiệp điện tử) đều không có điều kiện tham gia nên kinh nghiệm công nghiệp hóa chưa
quen, chỉ đến cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là cuộc cách mạng phát triển tổng hợp bao
gồm điện toán, điện toán đám mây, chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo mới có điều kiện tham gia
đầy đủ vì thế khó tránh khỏi những bở ngỡ, đặc biệt chuyển đổi số là chuyện chưa có tiền lệ vì
,
vậy nhận thức đúng là việc khó, đòi hỏi phải thay đổi nhận thức như làm thế nào để lưu giữ
thông tin nhiều nhất trong một thiết bị nhỏ nhất, làm thế nào để bộ não mình không nặng nề do
quá tải thông tin…. Tất cả kỹ thuật này đều nằm trong kỹ thuật chuyển đổi số. Ví dụ, một một
câu văn dài dòng bạn chỉ cần mã hóa nó vào thanh thành dãy số 110010011… và cho nó một số
liệu lưu trữ thì nó trở nên đơn giản. Một quốc gia có quá nhiều tỉnh, thành phố mà ghi hết bằng
.
chữ thì vô cùng dài dòng nên người ta cho mỗi tỉnh “một con số” Thực chất nước ta đã số hóa
từ khi thay biển kiểm soát phương tiện tham gia giao thông từ chữ sang số như hiện nay, chỉ rõ
các con số thuộc tỉnh nào thì đây là kỹ thuật chuyển đổi số, nhưng hiện nay chúng ta phải làm
toàn diện hơn không chỉ con số từ tỉnh mà phải mã hóa con số đến huyện, xã, thôn, ấp…. Có thể
nói chuyển đổi số là vấn đề nhận thức chứ không phải công nghệ, là chuyện dám làm hay không
dám làm mà thôi.
Việc chuyển đổi số đối với Trường Đại học Mở Hà Nội đòi hỏi sự kiên quyết của lãnh đạo
và sự nỗ lực của từng cá nhân, từ trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết tương tự môi
trường thực chỉ khác người ta phải đọc bằng chữ, bằng hình ảnh thì nay đọc bằng những con số
vì thế cần có chuyên môn cao hơn. Đồng thời chúng ta biết luôn luôn có đối tượng yếu thế trên
môi trường số nhất là sinh viên thì đây là mục tiêu đào tạo của Trường nào quyết tâm chuyển đổi
số trong giáo dục và đào tạo và cũng là năng lực cạnh tranh thời kỳ kinh tế thị trường.
Chuyển đổi số bắt đầu từ những đột phá công nghệ số, nhưng chuyển đổi số không phải
chỉ là công nghệ số, mà quan trọng hơn chuyển đổi số là chấp nhận cái mới, chuyển đổi số là
cuộc cách mạng tư duy, nhận thức, thể chế, chính sách nhiều hơn là một cuộc cách mạng về công
nghiệp mà nước ta đang quyết tâm vào cuộc trong đó có Trường đại học Mở Hà Nội.
III. Trí tuệ nhân tạo
Sau khi tin học hóa, chuyển đổi số, thuật toán, thuật toán đám mây ra đời đã thúc đẩy con
người đi tìm những gì tiếp theo. Khi khả năng lưu giữ thông tin được giải phóng đến tối đa thì
117