Page 123 - Bìa kỷ yếu
P. 123
dựng xã hội học tập. Vì vậy, tất yếu phải xây dựng xã hội học tập, thúc đẩy học tập suốt đời với
các tiêu chí cụ thể, phù hợp, đáp ứng sự phát triển bền vững của đất nước, của mỗi cá nhân, mỗi
gia đình và toàn xã hội…
Trong bối cảnh chuyển đổi số, đòi hỏi cách tiếp cận mới linh hoạt, nhạy bén hơn trong chỉ
đạo, quản lí, thực thi các mục tiêu, nhiệm vụ. Tuy nhiên việc chuyển đổi số ở các trung tâm giáo
dục thường xuyên còn nhiều bất cập, đặc biệt ở các vùng kinh tế khó khăn khi hạ tầng công nghệ
còn thiếu hiện đại và đồng bộ, kĩ năng số của cán bộ, người lao động còn hạn chế. Việc tổ chức
thực hiện các nhiệm vụ giáo dục thường xuyên còn nặng về cách làm truyền thống; công tác
truyền thông, quảng bá tuyển sinh đơn điệu, chậm áp dụng các phương thức phù hợp với chuyển
đổi số… Do đó, cần nhiều giải pháp toàn diện, đồng bộ để nâng cao vị trí, vai trò của các trung
tâm trong xây dựng xã hội học tập trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay.
2.3. Giải pháp nâng cao vai trò của các Trung tâm GDTX trong việc xây dựng xã hội
học tập trong bối cảnh chuyển đổi số
Giải pháp 1. Định vị rõ trung tâm trong bối cảnh chuyển đổi số, trong hệ thống giáo dục
của địa phương, của ngành thông qua việc xây dựng sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi và phương
châm hành động gắn với xây dựng xã hội học tập. Trong đó có thể nhận thấy một số nét định
hướng chung trong hệ thống các trung tâm GDTX cấp tỉnh. Cụ thể:
- Sứ mệnh: Xác định Trung tâm GDTX mang lại cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi
người.
- Tầm nhìn: Trung tâm hướng tới là địa chỉ tin cậy để mọi người lựa chọn theo học, nơi
mọi người luôn có cơ hội, điều kiện học tập tốt nhất.
- Giá trị cốt lõi: Đảm bảo tính kết nối, mở, đa dạng, linh hoạt, liên thông, hiện đại hướng
đến “Thực học – Thực nghiệp”.
- Phương châm hoạt động thể hiện trong tư tưởng lãnh đạo và quản lý điều hành và nguyên
tắc hoạt động của Trung tâm đề cao tính chủ động, linh hoạt gắn với công khai minh bạch trên
nền tảng của chuyển đổi số.
Giải pháp 2. Đẩy mạnh các hoạt động xây dựng xã hội học tập
- Trung tâm căn cứ đặc thù đơn vị triển khai Phong trào “Cả nước thi đua xây dựng xã hội
học tập, đẩy mạnh HTSĐ giai đoạn 2023 - 2030” bằng nhiều hình thức linh hoạt, phù hợp với
tình hình thực tế
- Tham mưu, tổ chức Tuần lễ hưởng ứng HTSĐ, Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam,
dành nguồn lực để triển khai kế hoạch thực hiện Đề án xây dựng XHHT tại đơn vị theo hướng
dẫn tại Thông tư số 17/2022/TT-BTC ngày 08/3/2022 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử
dụng kinh phí thực hiện Đề án xây dựng XHHT.
- Triển khai tốt Thông tư số 22/TT-BGDĐT ngày 06/8/2020 về hướng dẫn đánh giá, xếp
loại “Đơn vị học tập”. Xây dựng kế hoạch triển khai và đề nghị đánh giá, công nhận trung tâm là
"Đơn vị học tập ” cấp huyện, tỉnh.
Giải pháp 3. Tiếp tục đẩy mạnh truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của
các ngành, các cấp, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và toàn xã hội về ý nghĩa, tầm quan trọng của
công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trong quá trình thực hiện đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
- Tiếp tục tuyên truyền vai trò, chức năng và nhiệm vụ của các cơ sở GDTX trong việc
cung ứng các Chương trình GDTX, thúc đẩy HTSĐ góp phần xây dựng nông thôn mới, xây
dựng XHHT.
121