Page 122 - Bìa kỷ yếu
P. 122
nhất để phát triển bền vững, chìa khóa của mọi thành công. Đây là hướng đi tất yếu của mọi
quốc gia để đảm bảo sự phát triển thịnh vượng, nhân văn, bền vững trong bối cảnh hiện nay.
Ở Việt Nam, học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập là một yêu cầu và xu thế tất yếu.
Nội dung xây dựng xã hôi học tập được đề cập xuyên suốt, hệ thống trong các văn bản thể hiện
chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Phát triển xã hội học tập ở Việt Nam
trở thành một sự nghiệp giáo dục, được đông đảo Bộ, Ban, Ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội từ
Trung ương tới địa phương tham gia. Cụ thể, văn kiện nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng
xác định “Đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng những hình thức giáo dục chính
quy và không chính quy, thực hiện giáo dục cho mọi người, cả nước trở thành một xã hội học
tập”; Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng nhấn mạnh rõ hơn mục tiêu “ Đổi mới căn bản,
toàn diện nền giáo dục” trong giai đoạn mới là: “Thúc đẩy xây dựng xã hội học tập, học tập suốt
đời”.
Trong bối cảnh chuyển đối số, ngày 30/7/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định
số 1373/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030". Quan điểm
chỉ đạo trong Đề án chỉ rõ: Tiếp tục xây dựng xã hội học tập dựa trên nền tảng phát triển đồng
thời, gắn kết và liên thông giữa giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên, liên thông giữa
các cấp học, trình độ đào tạo; vận dụng mọi hình thức giáo dục, đào tạo tiên tiến, hiệu quả, phù
hợp với mục tiêu giáo dục. Mục tiêu chung của Đề án là tiếp tục và tạo chuyển biến cơ bản trong
xây dựng xã hội học tập bảo đảm đến năm 2030 mọi người dân đều có cơ hội bình đẳng trong
việc tiếp cận hệ thống giáo dục mở, đa dạng, linh hoạt, liên thông, hiện đại với nhiều mô hình,
phương thức và trình độ đào tạo, góp phần đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực
chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.
2.2. Đánh giá vai trò của các Trung tâm GDTX trong việc xây dựng xã hội học tập trong
bối cảnh chuyển đổi số
2.2.1. Kết quả đạt được
Mạng lưới trung tâm giáo dục thường xuyên đã góp phần thúc đẩy học tập cộng đồng, xây
dựng xã hội học tập từ cơ sở. Thông qua tổ chức đa dạng các hoạt động giáo dục, các trung tâm
góp phần tích cực vào chương trình xóa mù chữ; chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung
học cơ sở, trung học phổ thông; chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật
kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ
chuyên môn, năng lực nghề nghiệp; liên kết hoạt động giáo dục, đào tạo trong nước và ngoài
nước theo quy định; một số trung tâm đã thực hiện quyền tự chủ theo quy định
Thông qua truyền thông và bằng chính các hoạt động của mình, các trung tâm giáo dục
thường xuyên đã góp phần tạo sự chuyển biến tích cực từ các cấp quản lý tại địa phương và nhận
thức của người dân về giáo dục thường xuyên, học tập suốt đời, xã hội học tập. Trải qua các giai
đoạn triển khai Ðề án "Xây dựng xã hội học tập", đến nay, giáo dục nước ta đạt nhiều thành tựu
đáng kể. Trong đó, nổi bật là hình thành được mô hình xã hội học tập, đã tạo động lực và huy
động được người dân tham gia học tập.
2.2.2. Các mặt hạn chế
Bên cạnh kết quả đạt được, vấn đề xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời
hiện nay cũng bộc lộ một số hạn chế, bất cập. Nguyên nhân là do nhận thức về công tác này ở
một số địa phương, cơ quan, doanh nghiệp, trường học, đơn vị chưa đúng mức. Vấn đề đặt ra,
cần tiếp tục nâng cao nhận thức của toàn xã hội, từ các cơ quan nhà nước, đoàn thể, tổ chức xã
hội, các doanh nghiệp, người dân về sự cần thiết, tác động, lợi ích của học tập suốt đời và xây
120