Page 113 - Bìa kỷ yếu
P. 113
đến ngành học, đến cơ sở giáo dục đại học thông báo tuyển sinh và tiếp cận được với thông báo
mới nắm được thông tin tuyển sinh của nhà trường.
Hơn nữa, nội dung thông tin về các ngành học, về đơn vị tuyển sinh hết sức hạn chế.
Điều này sẽ hạn chế sự hiểu biết của học sinh về cơ sở đào tạo, về ngành học làm ảnh hưởng đến
việc lựa chọn cơ sở đào tạo, ngành học của người có nhu cầu. Trong bối cảnh chuyển đổi số, các
trường đại học cần thay đổi phương thức quảng bá tuyển sinh theo hướng ứng dụng công nghệ
hiện đại để những ai có nhu cầu, quan tâm đến ngành học, cơ sở đào tạo được cung cấp thông tin
về tuyển sinh của cơ sở đào tạo. Bất kì ai có nhu cầu tìm hiểu về tuyển sinh, hệ thống tư vấn
tuyển sinh của trường sẽ tự động kết nối, giới thiệu về tuyển sinh của Nhà trường. Ngoài ra, hệ
thống tư vấn tuyển sinh của Nhà trường còn có thể hỗ trợ tư vấn chi tiết các thông tin như:
chương trình đào tạo, cơ hội việc làm, tiềm năng nghề nghiệp, những phẩm chất năng lực cần
thiết, các chính sách ưu tiên, tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm, nhu cầu nguồn nhân lực về
ngành nghề đào tạo để họ lựa chọn.
Về tổ chức tuyển sinh, xét tuyển và nhập học, khi chuyển đổi số, nhà trường cần đa dạng
hóa phương thức tuyển sinh, trong đó tăng cường tuyển sinh trực tuyến, sử dụng hồ sơ dạng số,
xét tuyển tự động, thông báo kết quả trực tuyến, nhập học trực tuyến… thay cho cách làm truyền
thống hiện nay. Muốn vậy, Nhà trường cần xây dựng hệ thống tuyển sinh với sự hỗ trợ của trí tuệ
nhân tạo và các công nghệ hiện đại để đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin, dữ liệu và sự thông
minh của hệ thống trong việc kết nối với những người có nhu cầu. Với phân tích ở trên, chuyển
đổi số trong hoạt động tuyển sinh bao gồm các nội dung chính: chuyển đổi phương thức quảng
bá tuyển sinh; chuyển đổi phương thức xét tuyển; chuyển đổi phương thức nhập học; chuyển đổi
công nghệ trong quảng bá tuyển sinh, xét tuyển và nhập học.
4.2. Trong hoạt động phát triển chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo là một trong những yếu tố có vai trò quyết định chất lượng đào tạo.
Chương trình đào tạo cần đáp ứng yêu cầu năng lực người học sau khi tốt nghiệp, đáp ứng nhu
cầu của các đơn vị sử dụng lao động. Sản phẩm đào tạo của trường đại học là nguồn nhân lực
của xã hội. Sinh viên phải có khả năng thực hiện công việc, đáp ứng yêu cầu của đơn vị sử dụng
và phát triển bản thân. Để đạt được điều đó, nhà trường cần thu thập đầy đủ thông tin để xác
định đúng chuẩn đầu ra và nội dung đào tạo.
Trong chuyển đổi số, các trường đại học cần triển khai ứng dụng công nghệ số vào việc
khảo sát nhu cầu từ các đơn vị sử dụng lao động, cựu sinh viên và xu hướng phát triển kinh tế -
xã hội, khoa học, công nghệ, làm căn cứ cho việc xây dựng chuẩn đầu ra và nội dung chương
trình đào tạo. Chẳng hạn: Với xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đòi hỏi các trường đại
học phải chú trọng năng lực ngoại ngữ cho người học, năng lực công nghệ thông tin; Với xu
hướng chuyển đổi số, nhà trường cần chú trọng phát triển năng lực số cho người học để họ trở
thành các công dân số; Với sự trợ giúp của công nghệ số, nguồn thông tin học liệu phong phú, đa
dạng, sẵn sàng.
Vì vậy, nội dung chương trình không nên quá nặng vào tri thức nghề nghiệp mà cần tập
trung vào trang bị kiến thức nền tảng, kĩ năng, cách học và sử dụng công nghệ cho người học.
Các trường đại học cần tận dụng công nghệ số để lấy ý kiến đóng góp cho chương trình từ các
đơn vị sử dụng lao động, từ cựu người học và các bên liên quan trong quá trình xây dựng, cập
nhật chương trình. Cựu người học là những người sử dụng các nănglực được đào tạo trong
trường đại học để vận dụng trong quá trình làm việc. Do đó, họ là những người hiểu rõ nhất về
111