Page 110 - Bìa kỷ yếu
P. 110

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG ĐÀO TẠO

                          TRỰC TUYẾN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI


                                                     ThS. Trần Đức Được
                            Địa chỉ tác giả: Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Bình Định
                                            Email:  tranducduoc1973@gmail.com


                         Tóm  tắt:  Bài  viết  đánh  giá  sự  cần  thiết  và  các  chiến  lược  chuyển  đổi  số  trong  giáo  dục
                 trực  tuyến  tại  Trường  Đại  học  Mở  Hà  Nội,  trước  bối  cảnh  công  nghệ  phát  triển  nhanh  chóng.
                 Chuyển  đổi  số  được  định  nghĩa  là  sự  thay  đổi  toàn  diện  về  công  nghệ  và  tư  duy.  Trường  Đại  học
                 Mở  Hà  Nội  đã  tiên  phong  trong  việc  áp  dụng  công  nghệ  số  trong  tổ  chức  học  trực  tuyến  và  phát
                 triển  chương  trình  đào  tạo.  Tác  giả  tổng  hợp  và  đề  xuất  các  giải  pháp  như  chuyển  đổi  phương
                 thức  tuyển  sinh  sang  trực  tuyến,  ứng  dụng  công  nghệ  khảo  sát  nhu  cầu  thị  trường,  và  xây  dựng
                 kho  học  liệu  số  kết  nối  với  tài  nguyên  giáo  dục  mở.  Kết  luận,  chuyển  đổi  số  là  yếu  tố  quan  trọng
                 giúp  Trường  Đại  học  Mở  Hà  Nội  nâng  cao  chất  lượng  giáo  dục  và  đáp  ứng  nhu  cầu  thị  trường
                 lao động.
                         Từ khóa:  chuyển đổi số, đào tạo trực tuyến, học liệu  điện tử.


                         I. Đặt vấn đề
                         Chuyển   đổi   số   là   xu  thế  tất  yếu,  khách  quan,  có  vai  trò  rất  quan  trọng.  Chương  trình
                 chuyển  đổi  số  quốc  gia  được  phê  duyệt  theo  quyết  định  số  749/QĐ-TTg  ngày  03  tháng  6  năm
                 2020  của  Thủ  tướng  Chính  phủ  với  mục  tiêu  tiến  tới  xây  dựng  Chính  phủ  số,  nền  kinh  tế  số  và
                 xã  hội  số.  Giáo  dục  đại  học  có  vai  trò  phát  triển  nguồn  nhân  lực  chất  lượng  cao  cho  xã  hội  để
                 thực  hiện  các  mục  tiêu  chiến  lược  của  nền  kinh  tế  quốc  gia.  Với  nhiệm  vụ  chính  là  đào  tạo  nguồn
                 nhân  lực,  triển  khai  nghiên  cứu  khoa  học  và  chuyển  giao  công  nghệ,  thúc  đẩy  hợp  tác  quốc  tế,
                 các  trường  đại  học  phải  giữ  vai  trò  tiên  phong  trong  việc  chuyển  đổi  số  để  góp  phần  thực  hiện
                 thành  công  chiến  lược  chuyển  đổi  số  quốc  gia,  đáp  ứng  yêu  cầu  đào  tạo  nguồn  nhân  lực  cho
                 Chính  phủ  số,  nền  kinh  tế  số  và  xã  hội  số  Trường  Đại  học  Mở  Hà  Nội  đã  thực  hiện  chuyển  đổi
                 số qua việc tổ chức đào tạo trực tuyến và đang ngày càng phát triển sâu rộng.
                         II. Chuyển đổi số và số hóa
                         2.1. Định nghĩa về chuyển đổi số

                         Theo  FPT  Digital :  Chuyển  đổi  số  là  sự  thay  đổi  mang  tính  căn  bản  về  công  nghệ  và  tâm
                 lý,  tạo  ra  sự  đột  phá  và  chuyển  đổi  quy  trình  cả  bên  trong  và  bên  ngoài  doanh  nghiệp,  xã  hội.
                 Chuyển  đổi  số  được  hiểu  theo  nghĩa  rộng  hơn,  bao  gồm  cả  các  hoạt  động  chuyển  đổi  con  người,
                 nhận  thức,  và  chuyển  đổi  doanh  nghiệp.  Trong  đó,  số  hóa  thông  tin  và  số  hóa  quy  trình  sẽ  là
                 một phần để doanh nghiệp chuyển đổi số thành công

                         Theo  Bộ  Thông  tin  &  Truyền  thông  :  Chuyển  đổi  số  là  quá  trình  thay  đổi  tổng  thể  và
                 toàn  diện  của  cá  nhân,  tổ  chức  về  cách  sống,  cách  làm  việc  và  phương  thức  sản  xuất  dựa  trên  các
                 công nghệ số.
                         Theo  Microsoft  :  Chuyển  đổi  số  là  một  sự  đổi  mới  kinh  doanh  được  thúc  đẩy  bởi  sự  bùng
                 nổ  của  đám  mây,  trí  tuệ  nhân  tạo  (AI)  và  Internet  vạn  vật  (IoT),  cung  cấp  những  cách  mới  để
                 hiểu, quản lý và chuyển đổi cho các hoạt động kinh doanh của họ.



                                                              108
   105   106   107   108   109   110   111   112   113   114   115