Page 107 - Bìa kỷ yếu
P. 107
Hiện nay, Trường Đại học Mở Hà Nội phối hợp với hơn 80 đơn vị trên toàn quốc trong
hoạt động đào tạo từ xa, vừa làm vừa học. Trên nền tảng truyền thông thương hiệu vững chắc
của Trường Đại học Mở Hà Nội, các đơn vị phối hợp hỗ trợ lan tỏa thông tin và chủ yếu quảng
bá tuyển sinh. Các đơn vị liên kết, đơn vị phối hợp nói trên sử dụng gần 200 kênh truyền thông
(có sự biến động) là các trang thông tin điện tử và đa phần là các trang mạng xã hội như
facebook (117), tiktok (12).
Trường Đại học Mở Hà Nội thường xuyên cung cấp thông tin chính thống, hỗ trợ các
đơn vị trong việc thiết kế các sản phẩm truyền thông (chủ yếu là infographic, cung cấp video,
hình ảnh cho các đơn vị có nhu cầu). Cùng với đó, đội ngũ cán bộ truyền thông của Trường
thường xuyên theo dõi, góp ý cho các sản phẩm truyền thông tại các trang mạng xã hội của đơn
vị phối hợp đảm bảo các thông tin đăng tải chính xác, hiệu quả. Trong quá trình phối hợp, đa
phần các đơn vị tích cực phối hợp để cùng mang đến nội dung hữu ích, thông tin phù hợp cho thí
sinh và xã hội. Bên cạnh đó, vẫn còn một số đơn vị sử dụng các nguồn thông tin chưa chính
thống, các hình ảnh chưa được kiểm duyệt để tổ chức truyền thông.
IV. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông tuyển sinh
4.1. Chuyên nghiệp hóa công tác truyền thông
Xây dựng, bồi dưỡng bộ phận truyền thông tuyển sinh chuyên biệt: Hiện nay, rất nhiều
cơ sở giáo dục ở Việt Nam đã xây dựng bộ phận truyền thông riêng biệt. Điều này giúp dễ vạch
ra các chiến lược tiếp thị hình ảnh hấp dẫn, có đầu tư, đồng thời tăng tương tác với các đối tượng
khách hàng tiềm năng. Bởi lẽ, người nắm rõ những thông tin tuyển sinh của nhà trường và trực
tiếp trao đổi, tư vấn tuyển sinh cho các học sinh, sinh viên không ai khác chính là đội ngũ cán bộ
tuyển sinh. Vì thế, việc nâng cao ý thức, vai trò trách nhiệm của đội ngũ chuyên trách là giải
pháp nâng cao chất lượng tuyển sinh.
4.2. Quản trị tốt thông tin, dự báo và ngăn ngừa khủng hoảng truyền thông
- Kiểm soát tốt thông tin, truyền thông của Nhà trường và các đơn vị phối hợp đào tạo
từ xa nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ khủng hoảng truyền thông. Xây dựng quy trình về việc xử
lý khủng hoảng truyền thông.
- Duy trì và phát huy mối quan hệ với các cơ quan báo chí, truyền hình cũng như các
nhà báo, phóng viên.
4.3. Đa dạng hình thức truyền thông
Phát huy tất cả các hình thức truyền thông để tiếp cận các đối tượng liên quan, đặc biệt
ưu tiên số lượng và tần suất cho các kênh có hiệu quả cao như:
- Cung cấp các thông tin trực tiếp đến các học sinh THPT trên các địa bàn tuyển sinh
chiến lược (Tài liệu hướng nghiệp, tuyển sinh; các trang tin điện tử; các trang mạng xã hội; các
chương trình hướng nghiệp được lồng vào trong các tiết hướng nghiệp).
- Đẩy mạnh công tác truyền thông tập trung thông qua mạng lưới cơ quan báo chí,
truyền thông, tạo hiệu ứng mạnh mẽ trong việc quảng bá hình ảnh của Trường Đại học Mở Hà
Nội.
- Huy động tất cả các nguồn nhân lực của nhà trường trong công tác lan tỏa và chia sẻ
các thông tin về nhà trường, đặc biệt là thông tin về tuyển sinh.
105