Page 23 - Bìa kỷ yếu
P. 23
Đào tạo trực tuyến giúp giảm thiểu chi phí liên quan đến cơ sở vật chất, đi lại và tài liệu
học tập. Theo nghiên cứu của Ambient Insight, thị trường e-learning toàn cầu dự kiến tăng
trưởng 5% mỗi năm, cho thấy sự phổ biến và hiệu quả của phương thức này trong việc tiết kiệm
chi phí [4]. Học viên có thể học tập mọi lúc, mọi nơi, giúp tối ưu hóa thời gian và tăng cường
hiệu quả học tập.
E-learning cho phép học viên tiếp cận các khóa học từ bất kỳ đâu, chỉ cần có kết nối
internet. Điều này đặc biệt hữu ích cho những người lao động tại chỗ, giúp họ có thể vừa làm
việc vừa học tập nâng cao trình độ. Nghiên cứu của Đại học Thái Nguyên cho thấy, đào tạo trực
tuyến đã trở thành xu thế tất yếu trong nền kinh tế tri thức, thu hút sự quan tâm của nhiều trường
đại học và doanh nghiệp [5].
Đào tạo trực tuyến sử dụng các công nghệ tiên tiến như mô phỏng, đồ họa và điện toán
đám mây, giúp nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập. Các hệ thống quản lý học tập (LMS)
và quản lý nội dung (LCMS) cho phép theo dõi tiến độ học tập của học viên, cung cấp phản hồi
kịp thời và cá nhân hóa quá trình học tập [5]. Điều này giúp học viên nắm vững kiến thức và kỹ
năng cần thiết một cách hiệu quả hơn.
Hiện nay, tỉnh Vĩnh Phúc có số lượng lớn công nhân, kỹ sư làm việc trong các khu chế
xuất, khu công nghiệp trên địa bàn. Nếu có thể khai thác được nguồn tuyển sinh và có chính sách
học phí thì hoàn toàn có thể triển khai đào tạo trực tuyến cho các đối tượng này.
Tóm lại, đào tạo trực tuyến là một phương thức hiệu quả và hợp lý trong việc xây dựng
nguồn nhân lực tại chỗ. Với những ưu điểm về tiết kiệm chi phí, tính linh hoạt và áp dụng các
công nghệ đào tạo mới nhất, E-learning đã và đang trở thành xu hướng tất yếu trong nền kinh tế
tri thức. Việc áp dụng rộng rãi đào tạo trực tuyến sẽ giúp nâng cao trình độ và kỹ năng của người
lao động, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh chuyển đổi số.
IV. Thực trạng công tác chuyển đổi số trong việc liên kết đặt lớp đào tạo tại Trung
tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc
Sớm nắm bắt được những lợi thế của chuyển đổi số trong giáo dục, từ năm 2014 Trung
tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc đã phối hợp cùng Trường Đại học Mở Hà Nội tổ chức tuyển sinh và
đặt lớp đào tạo cho cán bộ, công nhân viên, người lao động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc được
học tập theo hình thức E-learning. Phương thức học tập này được các bạn sinh viên theo học
đánh giá rất cao, bởi hình thức học tập linh hoạt, tạo cơ hội học tập mở cho mọi người dân, đặc
biệt giúp người học tiết kiệm thời gian cũng như kinh phí trong quá trình học tập.
Hiện nay, tại Trung tâm GDTX tỉnh Vĩnh Phúc đang liên kết với gần 10 trường đại học với
khoảng 1500 sinh viên, trong đó có 502 sinh viên của Trường Đại học Mở Hà Nội. Từ đầu năm
2024 đến nay, Trung tâm đã tuyển mới được 202 sinh viên Để làm tốt công tác phối hợp đào
.
tạo, lãnh đạo hai nhà trường đã lãnh chỉ đạo đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên thống nhất về
cách thức làm việc, phối hợp có hiệu quả trong công tác tuyển sinh cũng như quản lý lớp học.
Thực hiện áp dụng công tác chuyển đổi số trong công tác phối hợp từ khâu tư vấn tuyển sinh,
thu nhận hồ sơ, chuyển trả kết quả tốt nghiệp,… Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được
vẫn tồn tại một số hạn chế như: chưa tổ chức được công tác tư vấn tuyển sinh tại Vĩnh Phúc theo
hình thức ứng dụng chuyển đổi số; chưa xây dựng được việc chạy quảng bá tuyển sinh trên nền
tảng số, chưa chia sẻ được dữ liệu quản lý sinh viên giữa 2 đơn vị trên nền tảng số,… Đây là một
số tồn tại, bất cập cần được hai nhà trường nhanh chóng phối hợp ứng dụng chuyển đổi số để
mang lại hiệu quả cao hơn.
21