Page 21 - Bìa kỷ yếu
P. 21

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TUYỂN SINH VÀ ĐÀO TẠO

                                    TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ



                                                      TS. Lê Gia Thanh
                            Địa chỉ tác giả: Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Vĩnh Phúc
                                                Email:legiathanh@gmail.com



                         Tóm  tắt:  Chuyển  đổi  số  là  xu  hướng  tất  yếu  trong  giáo  dục  đại  học  ở  Việt  Nam  hiện  nay,
                 thực  tế  cho  thấy,  nếu  các  trường  muốn  nâng  cao  vị  thế  trong  nước  và  quốc  tế,  nâng  cao  chất
                 lượng   giáo   dục,   đào   tạo   và  quản  lý,  muốn  thu  hút  người  học  thì  phải  tiến  hành  chuyển  đổi.
                 Chuyển  đổi  số  chính  là  để  đáp  ứng  được  yêu  cầu  mới  của  việc  đào  tạo  nguồn  nhân  lực  chất
                 lượng  cao  có  khả  năng  sáng  tạo,  tiếp  thu  nhanh  trình  độ  khoa  học  công  nghệ  trên  thế  giới  phục
                 vụ  cho  công  cuộc  phát  triển  đất  nước  trong  giai  đoạn  hiện  nay.  Đại  học  Mở  Hà  Nội  cũng  là  một
                 trong  những  trường  đã  thích  ứng  nhanh  trong  việc  nắm  bắt  cơ  hội  chuyển  đổi  số  trong  giáo  dục.
                 Bài  tham  luận  đề  xuất  một  số  giải  pháp  để  nâng  cao  chất  lượng  tuyển  sinh  và  đào  tạo  trong  bối
                 cảnh chuyển đổi số hiện nay.
                       Từ  khóa:  giáo  dục  thường  xuyên,  đào  tạo  trực  tuyến,  chuyển  đổi  số,  liên  kết  đào  tạo,  phát
                 triển nguồn nhân lực.


                       I. Đặt vấn đề
                       Đại  hội  Đảng  toàn  quốc  lần  thứ  XIII  đã  khẳng  định  phải  đẩy  mạnh  chuyển  đổi  số  quốc  gia,
                 phát  triển  kinh  tế  số  trên  nền  tảng  khoa  học  -  công  nghệ  và  đổi  mới  sáng  tạo.  Thực  hiện  chủ
                 trương,  đường  lối  của  Đảng  và  Nhà  nước  về  chuyển  đổi  số  là  một  trong  những  nhiệm  vụ  cơ  bản
                 của  giáo  dục  đại  học.  Chuyển  đổi  số  trong  giáo  dục  đại  học  đã  hỗ  trợ  quá  trình  giáo  dục,  đào  tạo
                 được  diễn  ra  liên  tục  ngay  cả  những  lúc  điều  kiện  dịch  bệnh  bùng  phát.  Chuyển  đổi  số  đã  cung
                 cấp  những  công  cụ  số  hỗ  trợ  đổi  mới  giáo  dục,  đào  tạo  theo  hướng  tích  cực,  ứng  dụng  công  nghệ
                 thông  tin  trong  giảng  dạy  và  học  tập,  tăng  khả  năng  tự  học,  tự  nghiên  cứu;  tạo  cơ  hội  học  tập  ở
                 mọi  lúc,  mọi  nơi  và  học  tập  suốt  đời.  Hiện  nay,  ở  nước  ta  nhiều  mô  hình  giáo  dục  thông  minh,
                 nhiều  kho  dữ  liệu  lớn  chứa  đựng  khối  lượng  tri  thức  khổng  lồ  được  hình  thành;  các  ứng  dụng  hỗ
                 trợ  học  tập  đa  dạng,  phong  phú;  các  cách  thức  liên  hệ,  tương  tác  giữa  giảng  viên,  sinh  viên,  nhà
                 trường,  gia  đình,  các  chuyên  gia…  được  kết  nối  dễ  dàng  thông  qua  nền  tảng  công  nghệ  trí  tuệ
                 nhân tạo (IoT), dữ liệu lớn (Big Data), vạn vật kết nối (AI),...
                       Với  sự  phát  triển  không  ngừng  của  công  nghệ,  chuyển  đổi  số  chính  là  xu  hướng  của  xã  hội.
                 Chuyển  đổi  số  là  quá  trình  khách  quan,  muốn  hay  không  thì  chuyển  đổi  số  vẫn  xảy  ra  và  đang
                 diễn  ra.  Cuộc  sống  không  ngừng  vận  động,  biến  đổi.  Mỗi  người  cũng  cần  không  ngừng  thay  đổi,
                 thích  nghi,  nếu  không  sẽ  bị  bỏ  lại  ở  phía  sau.  Chuyển  đổi  số  là  quá  trình  thay  đổi  tổng  thể  và
                 toàn  diện  của  cá  nhân,  tổ  chức  về  cách  sống,  cách  làm  việc  và  phương  thức  sản  xuất  dựa  trên  các
                 công  nghệ  số;  là  thay  đổi  quy  trình  mới,  thay  đổi  mô  hình  hoạt  động  mới,  để  cung  cấp  dịch  vụ
                 mới  hoặc  cung  cấp  dịch  vụ  đã  có  theo  cách  mới.  Chuyển  đổi  số  là  một  quá  trình  đa  dạng,  không
                 có  con  đường  và  hình  mẫu  chung  cho  tất  cả,  và  do  vậy,  từng  tổ  chức,  từng  cá  nhân  cần  xác  định
                 lộ trình riêng, thích hợp với mình.




                                                               19
   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26