Page 24 - Bìa kỷ yếu
P. 24
V. Giải pháp và đề xuất
- Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc chuyển đổi số trong giáo dục cho cán bộ
quản lý, đội ngũ giáo viên và nhân viên:
Cần xây dựng một kế hoạch bồi dưỡng, quán triệt cụ thể, chi tiết và tổ chức thực hiện có
hiệu quả để từng bước nâng cao nhận thức, phổ cập tư tưởng cho từng giáo viên, giảng viên, cán
bộ quản lý của nhà trường để nắm được tầm quan trọng của chuyển đổi số và cùng nhau xây
dựng văn hóa số trong giáo dục. Đồng thời, cần bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ trong
việc ứng dụng công nghệ cho toàn thể giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý nhà trường để hướng
đến mục tiêu thực hiện thành công chuyển đổi số.
Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo kiến thức, kỹ năng công nghệ thông
tin, an toàn thông tin cần thiết để tác nghiệp trên môi trường số, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số.
- Đẩy mạnh số hóa trong công tác quảng bá hình ảnh của Trường Đại học Mở Hà Nội tại
địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc:
Về nội dung này Trung tâm đề xuất Trường Đại học Mở Hà Nội xây dựng công tác quảng
bá hình ảnh của đơn vị tới người dân Vĩnh Phúc, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh số hóa trong công
tác phối hợp liên kết, cụ thể: chia sẻ trên nền tảng số trong việc tư vấn, chạy quảng cáo công tác
tuyển sinh, việc lưu giữ hồ sơ mở lớp theo từng năm, lưu giữ và quản lý hồ sơ sinh viên, cập
nhật hệ thống điểm, xét miễn môn của từng sinh viên,…để công tác quản lý được thông suốt và
hiệu quả hơn.
- Quảng bá chương trình đào tạo, kết quả đào tạo của sinh viên với khâu đào tạo và việc
làm:
Đối với chuyển đổi số áp dụng trong giáo dục đại học, phải gia tăng cơ hội hợp tác cùng
doanh nghiệp và triển khai hoạt động trong giảng dạy gắn liền với nhu cầu sử dụng nhân lực từ
các doanh nghiệp. Từ đó, sẽ kịp thời nắm bắt các thông tin, cập nhật kiến thức, điều chỉnh nội
dung, chương trình, dự báo các ngành nghề mới theo xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ
cấu sản xuất phù hợp với sự phát triển của đời sống xã hội.
Đề xuất Trường Đại học Mở Hà Nội xây dựng mối quan hệ với các doanh nghiệp nhằm
tạo điều kiện cho các sinh viên hệ vừa làm vừa học cũng như từ xa, E-learning được tiếp cận môi
trường làm việc đúng với chuyên môn đào tạo, có cơ hội vận dụng kiến thức môn học vào thực
tế dựa trên kết cấu môn học phần thực hành,… Đẩy mạnh quảng bá chương trình đào tạo nhằm
lan tỏa hiệu ứng tích cực trên mạng xã hội về kết quả đào tạo của nhà trường./.
Tài liệu tham khảo:
[1]. Vĩnh Phúc: Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, sát với nhu cầu thực tiễn
https://diendandoanhnghiep.vn/vinh-phuc-day-manh-dao-tao-nguon-nhan-luc-chat-luong-sat-voi-n
hu-cau-thuc-tien-252557.html
[2]. Vĩnh Phúc: Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
https://tuyengiao.vn/vinh-phuc-doi-moi-can-ban-toan-dien-giao-duc-va-dao-tao-150388
[3]. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp
https://baovinhphuc.com.vn/tin-tuc/ID/74309/dao-tao-nguon-nhan-luc-chat-luong-cao-dap-ung-nh
u-cau-doanh-nghiep
[4]. E-learning: Tổng quan về quy trình đào tạo trực tuyến
https://vncmd.com/chuyen-de/nhan-su/e-learning/
[5]. Nghiên cứu mô hình và đề xuất giải pháp đào tạo trực tuyến hỗ trợ một số môn học, ngành học tại
Đại học Thái Nguyên
22