Page 26 - Bìa kỷ yếu
P. 26
Đối với nhóm người học đã qua độ tuổi đi học (vì nhiều lý do chủ quan hay khách quan),
hiện đang công tác và có nhu cầu học tập để nâng cao kiến thức, năng lực chuyên môn thì hình
thức đào tạo trực tuyến rất phù hợp do tính linh hoạt về thời gian và địa điểm. Việc học diễn ra
hoàn toàn trực tuyến, người học hoàn toàn có thể học ở bất cứ đâu và tận dụng một khoảng thời
gian trong ngày phù hợp để tham gia. Trong khi đó, công tác tổ chức thi được chọn vào thứ Bảy
hoặc Chủ nhật giúp sinh viên không phải nghỉ làm để tham gia thi. Do vậy, đào tạo trực tuyến là
phương thức được ưu tiên lựa chọn hàng đầu của nhóm người học này [3].
Giáo dục trực tuyến cũng hiệu quả về chi phí, đây là yếu tố quan trọng đối với người học
ở các vùng sâu, vùng xa nơi tài nguyên kinh tế có thể hạn chế. Giáo dục truyền thống thường
liên quan đến chi phí đáng kể liên quan đến vận chuyển, chỗ ở và cơ sở hạ tầng vật lý. Giáo dục
trực tuyến giảm những chi phí này bằng cách loại bỏ nhu cầu hiện diện vật lý trong lớp học.
Nhìn chung, học phí của giáo dục trực tuyến thấp hơn đáng kể so với giáo dục truyền thông do
cắt giảm được chi phí vận hành.
Mặc dù có những lo ngại về chất lượng giáo dục trực tuyến, nhiều nghiên cứu đã chứng
minh rằng E-learning có thể cung cấp chất lượng giáo dục tương đương, thậm chí vượt trội so
với giáo dục truyền thống. Các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy
(Machine Learning) đã được tích hợp vào các nền tảng E-learning, giúp cá nhân hóa quá trình
học tập và nâng cao hiệu quả giảng dạy.
Các nền tảng học trực tuyến hiện đại tích hợp nhiều công cụ tương tác như diễn đàn thảo
luận, video call, và chat trực tuyến, giúp tăng cường sự tương tác giữa giảng viên và sinh viên.
Mặc dù có những lợi thế, giáo dục trực tuyến ở các vùng sâu, vùng xa vẫn đối mặt với một số
thách thức. Một trong những thách thức lớn nhất là thiếu kết nối internet đáng tin cậy. Nhiều
vùng nông thôn vẫn gặp phải cơ sở hạ tầng internet kém, điều này có thể cản trở hiệu quả của
giáo dục trực tuyến. Để giải quyết vấn đề này, chính phủ và khu vực tư nhân đã đầu tư vào việc
cải thiện cơ sở hạ tầng internet ở những khu vực này [4], [5]. Các sáng kiến như chương trình
“Internet cho Mọi Người” ở Việt Nam nhằm cung cấp truy cập internet tốc độ cao cho các vùng
nông thôn, qua đó hỗ trợ việc triển khai giáo dục trực tuyến (Nguyen & Hoang, 2023).
Một thách thức khác là khoảng cách số, nơi học sinh ở các vùng sâu, vùng xa có thể thiếu
các thiết bị cần thiết và kỹ năng số để tham gia học trực tuyến hiệu quả. Cung cấp các thiết bị giá
rẻ và các chương trình đào tạo có thể giúp thu hẹp khoảng cách này. Chương trình “Công dân
số” do Bộ Lao động Thương Binh và xã hội đề xuất đã thu hút được hàng chục ngàn thanh niên
nông thôn theo học [6].
III. Thực trạng công tác phối hợp tuyển sinh và đào tạo không chính quy giữa
TTGDTX tỉnh Gia Lai và Trường Đại học Mở Hà Nội
3.1. Thực trạng công tác phối hợp tuyển sinh:
Trung tâm GDTX tỉnh Gia Lai thành lập từ năm 1995, đến năm 2019 Trung tâm là đơn vị
tự chủ mức độ 2 (tự chủ 100% chi thường xuyên). Hiện nay Trung tâm có 24 viên chức, có 03
phòng chuyên môn nghiệp vụ trực thuộc.
Số lượng học viên các lớp THPT năm học 2024-2025 gần 800 hv với 16 lớp.
Số lượng học viên các lớp ĐH, bồi dưỡng hiện tại là 3.011 hv. Trong đó, hệ vừa làm vừa học
1.052 hv; hệ từ xa 680 hv; các lớp bồi dưỡng ngắn hạn 1.279 hv.
Trung tâm đã phối hợp với trường ĐH Mở HN tổ chức tuyển sinh và đào tạo hệ từ xa trực tuyến
từ năm 2019, số lượng học viên hằng năm cụ thể như sau:
24