Page 25 - Bìa kỷ yếu
P. 25
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ, CHẤT LƯỢNG
CÔNG TÁC PHỐI HỢP TUYỂN SINH VÀ ĐÀO TẠO
KHÔNG CHÍNH QUY
ThS. Võ Văn Tiên
Email: vovantienttgl@gmail.com
Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Gia Lai
Tóm tắt: Tỉnh Gia Lai, nằm ở vùng Tây Nguyên của Việt Nam, có điều kiện tự nhiên,
kinh tế - xã hội, địa hình, giao thông và nhân khẩu học đặc thù. Những yếu tố này ảnh hưởng
trực tiếp đến công tác tuyển sinh và đào tạo không chính quy, đặc biệt vào đào tạo từ xa và trực
tuyến. Bài viết này sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác
phối hợp tuyển sinh và đào tạo không chính quy của TT GDTX tỉnh Gia Lai.
Từ khóa: giáo dục từ xa, đào tạo trực tuyến, chuyển đổi số, đào tạo không chính quy,
phối hợp tuyển sinh.
I. Đặt vấn đề
Hiện nay giáo dục từ xa được coi là một hình thức đào tạo không chính quy chủ yếu bên
cạnh các hình thức, vừa làm vừa học. Tuy nhiên giáo dục từ xa cho phép người học không cần
phải đến lớp học trực tiếp mà thông qua các phương tiện truyền thông như radio, tivi hay internet
nên đã dần thay thế các hình thức đào tạo khác để chiếm vai trò chủ đạo trong đào tạo không
chính quy hiện nay. Đào tạo trực tuyến, một hình thức tiên tiến của giáo dục từ xa, sử dụng
internet để cung cấp các khóa học và tài liệu học tập. Lợi ích của đào tạo trực tuyến bao gồm
tính linh hoạt, tiết kiệm chi phí và khả năng tiếp cận rộng rãi. Trong giai đoạn dịch bệnh
Covid-19 vừa qua, khi hầu hết mọi hoạt động kinh tế - xã hội bị tê liệt thì giáo dục vẫn được
triển khai nhờ áp dụng phương thức đào tạo trực tuyến. Đào tạo trực tuyến đặc biệt phù hợp với
các khu vực miền núi và hải đảo thường gặp nhiều khó khăn về giao thông và kinh tế, khiến việc
tiếp cận giáo dục trở nên khó khăn.
II. Sự phù hợp của đào tạo từ xa, trực tuyến đối với vùng sâu, vùng xa
Với địa hình phức tạp và điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, Gia Lai là một địa điểm
lý tưởng để triển khai giáo dục từ xa. Sinh viên ở các vùng sâu, vùng xa thường gặp phải những
thách thức đáng kể trong việc tiếp cận các cơ sở giáo dục truyền thống do khoảng cách và thiếu
cơ sở hạ tầng. Giáo dục trực tuyến loại bỏ những rào cản này bằng cách cho phép học sinh học
từ bất cứ đâu có kết nối internet. Theo một nghiên cứu của Đại học Quốc gia Việt Nam, các nền
tảng học tập trực tuyến đã tăng cường đáng kể quyền truy cập giáo dục cho sinh viên ở các vùng
nông thôn, cho phép họ tham gia vào các khóa học mà trước đây không có sẵn [1].
Hơn nữa, giáo dục trực tuyến cung cấp tính linh hoạt về thời gian và tốc độ học tập. Điều
này đặc biệt có lợi cho sinh viên ở các vùng nông thôn phải cân bằng giữa học tập và công việc
hoặc trách nhiệm gia đình. Khả năng truy cập tài liệu khóa học và hoàn thành bài tập theo tốc độ
của riêng họ cho phép những sinh viên này điều chỉnh việc học của mình phù hợp với lịch trình
cá nhân [2]
23