Page 22 - Bìa kỷ yếu
P. 22
Đối với giáo dục, chuyển đổi số có vai trò vô cùng lớn, tạo nên bước ngoặt phát triển cho
giáo dục, tạo ra nhiều phương thức giáo dục mới, thông minh hơn, hiệu quả hơn, tiết kiệm nhiều
chi phí hơn. Đến nay, xu hướng chuyển đổi số trong giáo dục đã tác động sâu sắc đến từng cơ
quan, cơ sở, đơn vị giáo dục và phụ huynh, học sinh, sinh viên.
Theo Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về
chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” thì chuyển đổi
số trong giáo dục là “Phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số
trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng nền tảng chia
sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. Phát triển công nghệ
phục vụ giáo dục, hướng tới đào tạo cá thể hóa. 100% các cơ sở giáo dục triển khai công tác dạy
và học từ xa, trong đó thử nghiệm chương trình đào tạo cho phép học sinh, sinh viên học trực
tuyến tối thiểu 20% nội dung chương trình. Ứng dụng công nghệ số để giao bài tập về nhà và
kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh trước khi đến lớp học”.
Như vậy, hiểu một cách đơn giản thì chuyển đổi số trong giáo dục chính là việc ứng dụng
những công nghệ tiên tiến giúp nâng cao trải nghiệm của người học; cải thiện những phương
pháp giảng dạy cũng như tạo môi trường để học tập thuận tiện nhất.
Ứng dụng chuyển đổi số sẽ tạo ra mô hình giáo dục thông minh, từ đó giúp việc học kiến
thức của người học trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. Sự bùng nổ của các nền tảng công nghệ đã
tạo điều kiện thuận lợi để truyền đạt kiến thức và phát triển được khả năng tự học của người học
mà không bị giới hạn về thời gian cũng như không gian.
II. Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của tỉnh
Để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, tỉnh Vĩnh Phúc đã đề ra nhiều giải pháp cụ
thể:
- Đầu tư vào cơ sở hạ tầng giáo dục: Xây dựng và nâng cấp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
đạt chuẩn khu vực ASEAN và quốc tế, đảm bảo điều kiện học tập và giảng dạy tốt nhất cho học
viên [1].
- Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên: Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng giáo viên về kỹ năng
giảng dạy và sử dụng công nghệ trong giáo dục, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy [2].
- Hợp tác với doanh nghiệp: Xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp
để đảm bảo chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tiễn của thị trường lao động [3].
- Phát triển chương trình đào tạo: Đổi mới chương trình đào tạo theo hướng ứng dụng, thực
hành, giúp học viên nắm vững kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công việc [3].
Nhờ những nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, Vĩnh Phúc đã đạt được
nhiều kết quả tích cực. Tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh dự kiến sẽ đạt 82% vào năm 2025,
trong đó lao động qua đào tạo được cấp bằng, chứng chỉ đạt 40% [1]. Điều này không chỉ giúp
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh.
III. Lợi ích của đào tạo trực tuyến trong xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của địa
phương
Trong bối cảnh chuyển đổi số và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, đào tạo
trực tuyến (e-learning) đã trở thành một phương thức giáo dục phổ biến và hiệu quả. Đặc biệt,
trong việc xây dựng nguồn nhân lực tại chỗ, đào tạo trực tuyến không chỉ giúp tiết kiệm chi phí
mà còn nâng cao chất lượng đào tạo và đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của thị trường lao động.
20