Page 19 - Bìa kỷ yếu
P. 19
- Tăng cường, bảo đảm chất lượng các hoạt động thực hành, thực tập của sinh viên có sự
theo dõi, giám sát, hỗ trợ từ phía Nhà trường phối hợp với các ĐVLK/PH đào tạo theo quy định
và hướng dẫn (đã bổ sung tại Quy chế đào tạo của Trường)
- Tăng cường các biện pháp bảo đảm chất lượng đối với công tác kiểm tra đánh giá, đảm
bảo yêu cầu chuẩn đầu ra của CTĐT. Thực hiện các điều kiện xét công nhận tốt nghiệp đảm bảo
quy định đối với các CTĐT cải tiến theo yêu cầu của Thông tư số 17/2021/TT-BGDĐT.
- CTĐT áp dụng theo hình thức CQ và cho các hình thức đào tạo VLVH, ĐTTX, trong
đó có các môn bắt buộc về lý luận chính trị, pháp luật, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng -
an ninh theo quy định hiện hành. Nhà trường có những bước chuẩn bị và lên kế hoạch, phối hợp
với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện các yêu cầu đối với các học phần bắt buộc trong
CTĐT theo quy định.
3.3. Ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số
- Nhà trường triển khai đồng bộ ứng dụng phần mềm tác nghiệp quản lý toàn trường, tích
hợp với LMS và các hệ thống hỗ trợ trong quá trình đào tạo như: hệ thống xét tuyển trực tuyến,
hệ thống xét CNTC trực tuyến, hệ thống xét CNTN trực tuyến.
- Tiếp tục nâng cấp, ứng dụng những công nghệ mới phục vụ tổ chức giảng dạy, học tập
và công tác bảo đảm chất lượng.
- T iếp tục đẩy mạnh số hóa trong công tác phối hợp với các ĐVLK/PH đào tạo không
chính quy: chia sẻ trên nền tảng số trong việc tư vấn, lưu giữ hồ sơ mở lớp, quản lý hồ sơ sinh
viên, cập nhật hệ thống điểm, xét công nhận kết quả học tập, xét công nhận tín chỉ, xét công
nhận tốt nghiệp của từng sinh viên,… để công tác quản lý hiệu quả hơn.
IV. Phát triển mô hình giáo dục mở
Gắn với sứ mạng của Nhà trường, trong bối cảnh chủ trương đẩy mạnh giáo dục mở và
xu thế chuyển đổi số là những điều kiện thuận lợi để Trường Đại học Mở Hà Nội phát triển mô
hình giáo dục mở thông qua những hoạt động:
- Phát triển chương trình theo hướng liên thông các trình độ, các ngành trong cùng lĩnh
vực, đa dạng các hình thức đào tạo; phát triển các chương trình ngắn hạn các khoá học
mở, đẩy mạnh cá nhân hoá việc học tập.
- Phát triển hệ sinh thái đào tạo trực tuyến với những thành tố: hạ tầng công nghệ thông
tin, môi trường công nghệ phục vụ đào tạo trực tuyến, hệ thống học liệu đào tạo trực
tuyến, đội ngũ giảng viên, chuyên gia, đội ngũ hỗ trợ, hệ thống thư viện điện tử, thư viện
số.
- Tiếp tục phát triển kho học liệu mở, các khóa học trực tuyến MOOCs và chia sẻ nguồn
tài nguyên giáo dục mở đến người học, đến cộng đồng thông qua hệ thống các Trung tâm
GDTX, các ĐVLK/PH với Nhà trường
.
- Tăng cường nghiên cứu, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục mở.
- Phát triển mô hình giáo dục mở với các tiêu chí chiều đo trên cơ sở tham khảo các mô
hình giáo dục mở trên thế giới.
V. Kết luận
Tổng kết 10 năm triển khai Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013 của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa XI "Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng
yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
17