Page 17 - Bìa kỷ yếu
P. 17

ĐVLK/PH trong việc khảo sát nhu cầu, lấy ý kiến phản hồi của các bên liên quan trong quá trình
                 xây dựng kế hoạch mở ngành.
                         - Rà soát, tăng cường năng lực đào tạo và xác định tăng chỉ tiêu tuyển sinh đối với một số
                 ngành có nhu cầu cao.
                         -  Phát  triển  các  chương  trình  bồi  dưỡng  ngắn  hạn,  các  chương  trình  cấp  chứng  chỉ,  các
                 chương  trình  đào  tạo  bồi  dưỡng  theo  nhu  cầu  với  các  hình  thức  học  tập  trực  tuyến,  trực  tiếp  và
                 kết hợp.
                         -  Phát  triển  tuyển  sinh  thông  qua  mở  rộng  đối  tượng  tuyển  sinh  là  những  người  lao  động
                 ở nước ngoài tham gia chương trình đào tạo, đáp ứng nhu cầu gắn kết giữa học tập với công việc.
                         -  Nâng  cao  chất  lượng,  hiệu  quả  công  tác  truyền  thông,  tư  vấn  tuyển  sinh.  Tăng  cường  đa
                 dạng  nội  dung,  hình  thức  truyền  thông  quảng  bá  và  tập  huấn  CTV  tuyển  sinh.  Đẩy  mạnh  số  hóa
                 trong  công  tác  quảng  bá  về  các  CTĐT  của  Trường  Đại  học  Mở  Hà  Nội.  Duy  trì  và  phát  triển  các
                 hình  thức  truyền  thông  online  như:  quảng  cáo  dùng  từ  khóa;  tối  ưu  hóa  website  trực  chat  tư  vấn
                 trực  tuyến;  truyền  thông  xã  hội  với  các  công  cụ  như  bài  viết  trên  trang  diễn  đàn  thu  hút  người
                 đọc,  sử  dụng  các  mạng  xã  hội;  Livestream;  thông  qua  cộng  tác  viên;  thông  qua  chính  người  học
                 hoặc cựu người học.
                        -  Nhà  trường  phối  hợp  cùng  các  ĐVLK/PH  tìm  hiểu,  tiếp  nhận  nhu  cầu  đào  tạo  để  đáp
                 ứng,  đồng  thời  đẩy  mạnh  truyền  thông  thông  qua  các  kênh  đa  dạng  không  chỉ  tiếp  cận,  thu  hút
                 người  học  quan  tâm  mà  còn  nhằm  khẳng  định  thương  hiệu,  uy  tín,  chất  lượng  đào  tạo  của  Nhà
                 trường,  làm  cho  những  sinh  viên  tiềm  năng  được  nhận  thức  và  từ  đó  giúp  họ  có  các  quyết  định
                 đúng đắn trong việc lựa chọn trường đại học, ngành học, hình thức học tập phù hợp với nhu cầu.
                         III. Công tác đào tạo và bảo đảm chất lượng
                         Trong  năm  2024,  Trường  Đại  học  Mở  Hà  Nội  đã  ban  hành  Quy  chế  đào  tạo  trình  độ  đại
                 học  số  1818/QĐ-ĐHM  ngày  10/5/2024  thay  thế  cho  quy  chế  đào  tạo  trình  độ  đại  học  của  Trường
                 số   4004/QĐ-ĐHM   ngày   09/8/2021,   đồng   thời   cập   nhật   những   quy   định   tại   Thông   tư   số
                 28/TT-BGDĐT  Bộ  Giáo  dục  và  Đào  tạo  đã  ban  hành  ngày  28/12/2023  về  Quy  chế  đào  tạo  từ  xa
                 trình độ đại học và một số quy định khác liên quan của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành.
                         Một  số  nội  dung  trong  yêu  cầu  bảo  đảm  chất  lượng  và  tổ  chức  đào  tạo,  quản  lý  đối  với
                 hình thức không chính quy được tiếp tục duy trì và chú trọng như sau:
                         3.1. Duy trì và nâng cao các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo
                         Các điều kiện đảm bảo chất lượng cho đào tạo từ xa (ĐTTX):
                         -  Đội  ngũ  giảng  viên  CH  đảm  nhiệm  70%  khối  lượng  CT  ĐTTX;  đội  ngũ  giảng  viên,  cán
                 bộ  quản  lý,  cán  bộ  hỗ  trợ  học  tập  đủ  về  số  lượng,  chất  lượng,  trình  độ  và  cơ  cấu;  đã  được  bồi
                 dưỡng  về  kỹ  năng,  phương  pháp  giảng  dạy  và  quản  lý  đào  tạo  từ  xa.  Đối  với  đội  ngũ  cán  bộ
                 quản lý, cán bộ hỗ trợ bao gồm cả đội ngũ tại các ĐVLK/PH đào tạo.
                         -  Học  liệu  gồm  học  liệu  chính  và  học  liệu  bổ  trợ  phục  vụ  cho  quá  trình  đào  tạo.  Học  liệu
                 chính  bảo  đảm  cung  cấp  và  truyền  tải  đầy  đủ  nội  dung  của  học  phần/môn  học  để  người  học  có
                 thể tự học phù hợp với mỗi phương thức đào tạo từ xa,  cụ thể:
                         a)  Đối  với  phương  thức  Mạng  máy  tính  và  viễn  thông:  Học  liệu  chính  là  học  liệu  điện  tử,
                 học liệu số;
                         b)  Đối  với  phương  thức  Thư  tín:  Học  liệu  chính  là  tài  liệu  in  bao  gồm  giáo  trình  được
                 biên  soạn  cho  đào  tạo  từ  xa,  sách  tham  khảo,  tài  liệu  hướng  dẫn  học  tập,  nghiên  cứu,  sách  bài
                 tập, tài liệu hướng dẫn thi, kiểm tra;


                                                               15
   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22