Page 72 - Bìa kỷ yếu
P. 72

dạy  và  người  học,  vẫn  còn  nhiều  thách  thức  đặt  ra  cho  đào  tạo  trực  tuyến.  Dưới  đây  là  một  số
                 thách thức mang được coi là bản chất đối với phương thức đào tạo trực tuyến.
                         Chất  lượng  đào  tạo  trực  tuyến  thường  bị  đặt  dấu  hỏi  do  khó  khăn  trong  việc  đảm  bảo  sự
                 đồng  bộ  và  tương  tác  giữa  giảng  viên  và  sinh  viên.  Tuy  nhiên  cũng  có  những  nghiên  cứu  chỉ  ra
                 rằng   đào   tạo   trực   tuyến   có  thể  đạt  hiệu  quả  giảng  dạy  tương  đương  hoặc  với  đào  tạo  truyền
                 thống.  Theo  một  nghiên  cứu  của  Đại  học  Stanford,  học  viên  tham  gia  các  khóa  học  trực  tuyến  có
                 thể  đạt  được  kết  quả  học  tập  tương  đương  với  những  học  viên  học  theo  phương  pháp  truyền
                 thống [3]
                         Một  trong  những  thách  thức  lớn  nhất  của  đào  tạo  trực  tuyến  là  thiếu  sự  tương  tác  trực
                 tiếp  giữa  người  dạy  và  người  học.  Điều  này  có  thể  dẫn  đến  cảm  giác  cô  đơn  và  thiếu  động  lực
                 học  tập. Theo  một  nghiên  cứu  của  Trường  Đại  học  Kinh  tế  Quốc  dân,  việc  thiếu  sự  tương  tác
                 trực  tiếp  làm  giảm  hiệu  quả  học  tập  và  sự  hài  lòng  của  sinh  viên  [4]. Một  nghiên  cứu  khác  chỉ  ra
                 rằng  sinh  viên  thường  gặp  khó  khăn  trong  việc  duy  trì  động  lực  và  sự  tập  trung  khi  học  trực
                 tuyến [5].
                         Các  vấn  đề  kỹ  thuật  như  kết  nối  internet  không  ổn  định,  thiết  bị  học  tập  không  đủ  tiêu
                 chuẩn,  và  phần  mềm  học  tập  phức  tạp  cũng  là  những  rào  cản  lớn. Một  nghiên  cứu  của  Barrot  và
                 cộng  sự  [6]  đã  chỉ  ra  rằng  sinh  viên  gặp  phải  nhiều  khó  khăn  trong  quá  trình  học  tập  trực  tuyến,
                 trong  đó  các  vấn  đề  kỹ  thuật  là  một  trong  những  thách  thức  phổ  biến  nhất.  Nghiên  cứu  này  sử
                 dụng  phương  pháp  hỗn  hợp  để  thu  thập  dữ  liệu  từ  sinh  viên  đại  học  tại  Philippines  và  phát  hiện
                 rằng  môi  trường  học  tập  tại  nhà  và  khả  năng  sử  dụng  công  nghệ  là  những  yếu  tố  chính  gây  ra
                 khó khăn cho sinh viên.
                         Một  nghiên  cứu  khác  của  Meng  và  cộng  sự  đã  thực  hiện  một  đánh  giá  hệ  thống  về  hiệu
                 quả  của  học  tập  trực  tuyến  trong  giáo  dục  đại  học  trong  giai  đoạn  đại  dịch.  Kết  quả  cho  thấy  rằng
                 các  vấn  đề  kỹ  thuật,  bao  gồm  truy  cập  Internet  không  ổn  định,  thiếu  thiết  bị  điện  tử,  và  hạ  tầng
                 mạng  kém,  là  những  yếu  tố  chính  ảnh  hưởng  đến  hiệu  quả  học  tập  trực  tuyến.  Nghiên  cứu  này
                 cũng  nhấn  mạnh  rằng  các  thách  thức  này  đặc  biệt  nghiêm  trọng  ở  các  nước  đang  phát  triển,  nơi
                 mà cơ sở hạ tầng công nghệ còn hạn chế [7].
                         Những  nghiên  cứu  này  cho  thấy  rằng  các  vấn  đề  kỹ  thuật  là  một  thách  thức  lớn  đối  với
                 sinh  viên  trong  quá  trình  học  tập  trực  tuyến.  Tần  suất  xuất  hiện  của  các  vấn  đề  này  có  thể  khác
                 nhau  tùy  thuộc  vào  bối  cảnh  cụ  thể,  nhưng  nhìn  chung,  chúng  đều  có  ảnh  hưởng  tiêu  cực  đến  trải
                 nghiệm  học  tập  của  sinh  viên.  Để  giải  quyết  các  thách  thức  này,  các  nhà  nghiên  cứu  đề  xuất  rằng
                 các  trường  đại  học  cần  cải  thiện  cơ  sở  hạ  tầng  công  nghệ,  cung  cấp  hỗ  trợ  kỹ  thuật  cho  sinh  viên,
                 và đào tạo sinh viên về kỹ năng sử dụng công nghệ.
                         IV.  Các  công  nghệ  tiên  tiến  trong  đào  tạo  trực  tuyến  và  khả  năng  triển  khai  áp  dụng
                 tại Trường Đại học Mở Hà Nội
                         Vì  dạy  và  học  là  hai  quá  trình  có  quan  hệ  nhân  quả  và  tương  hỗ  nên  các  công  nghệ  được
                 áp dụng vào đào tạo trực tuyến có thể có tác động tích cực vào cả hai quá trình này.
                         4.1.   Công  nghệ  gamification  (trò  chơi  hóa):  Khi  kiến  thức  và  kỹ  năng  được  thiết  kế
                 dưới   dạng   trò   chơi,   với   các  cốt  truyện  dẫn  dắt,  nó  tạo  ra  một  hiệu  ứng  phấn  khích  từ  người
                 dùng. Nghiên  cứu  của  ClassIn  đã  chỉ  ra  rằng  gamification  có  thể  kích  thích  các  xung  truyền  thần
                 kinh  trong  não  bộ,  làm  tăng  sự  chú  ý  và  khả  năng  ghi  nhớ  của  người  học.  Báo  cáo  của  Alcabiz
                 cho  thấy  việc  sử  dụng  các  yếu  tố  trò  chơi  trong  học  tập  có  thể  cải  thiện  hiệu  suất  học  tập  và  sự
                 hài lòng của học sinh [9].



                                                               70
   67   68   69   70   71   72   73   74   75   76   77