Page 69 - Bìa kỷ yếu
P. 69

Kho  tài  liệu  số  chuẩn  xác  thì  mới  đáp  ứng  được  nhu  cầu  học  tập  và  nghiên  cứu  của  học
                 sinh,  sinh  viên.  Tuy  nhiên  nguồn  nhân  lực  và  ngân  sách  tại  Việt  Nam  vẫn  còn  eo  hẹp,  chưa  đáp
                 ứng được yêu cầu này.
                         Thực  tế  cho  thấy,  tình  trạng  học  liệu  số  tràn  lan,  thiếu  tính  xác  thực  cũng  như  không  được
                 kiểm  soát  chặt  chẽ  về  nội  dung.  Điều  này  gây  ra  tình  trạng  không  đồng  nhất  về  kiến  thức,  gây  ra
                 nhiều hệ lụy như tốn thời gian, ngân sách,...
                 Các quy định pháp lý về giáo dục vẫn chưa hoàn thiện
                         Các  quy  định  pháp  lý  chuyên  về  giáo  dục  chưa  hoàn  thiện  là  vấn  đề  gây  ảnh  hưởng  đến
                 quyền  sở  hữu  trí  tuệ,  an  ninh  thông  tin,...  Chuyển  đổi  số  trong  giáo  dục  chính  là  cơ  hội  để  hoàn
                 thiện quy định về thời lượng, phương thức kiểm tra, công nhận kết quả của việc học trực tuyến.
                         III. Giải pháp
                         Nhận  thức  và  tư  duy  đóng  vai  trò  quyết  định  trong  quá  trình  chuyển  đổi  số  bởi  vì  chuyển
                 đổi  số  chính  là  chuyển  đổi  các  mối  quan  hệ  từ  môi  trường  truyền  thống  sang  môi  trường  số,
                 trong  đó  người  đứng  đầu  các  trường  đại  học  là  nhân  tố  quyết  định  cho  sự  thành  công.  Bên  cạnh
                 đó,  cần  tuyên  truyền  hơn  nữa  về  việc  thúc  đẩy  hoạt  động  đào  tạo  trực  tuyến  đến  từng  cán  bộ
                 quản  lý,  từng  giảng  viên,  nhân  viên  và  cá  nhân  người  học  hiểu  được  đào  tạo  trực  tuyến  hay  đào
                 tạo  kết  hợp  là  xu  thế  chuyển  đổi  hình  thức  đào  tạo  giúp  nâng  cao  hiệu  quả  đào  tạo  trong  thời
                 gian ngắn nhất.
                         Người  học  phải  là  trung  tâm  của  quá  trình  chuyển  đổi  số.  Chuyển  đổi  số  trong  giáo  dục
                 đại  học  phải  bắt  đầu  từ  đổi  mới  nội  dung  và  chương  trình  giáo  dục,  đào  tạo  thích  ứng  với  môi
                 trường  công  nghệ  liên  tục  thay  đổi  và  phát  triển.  Các  trường  đại  học  phải  tận  dụng  công  nghệ  số
                 để  gia  tăng  khả  năng  tiếp  cận  giáo  dục  đại  học  cho  người  dân,  nhất  là  người  học  ở  các  vùng  khó
                 khăn,  vùng  sâu,  vùng  xa.  Do  đó,  các  trường  đại  học  cần  tích  cực  phát  triển  các  chương  trình  đào
                 tạo  kết  hợp  giữa  đào  đào  tạo  trực  tuyến  và  đào  tạo  trực  tiếp  (Blended  Learning)  để  tăng  tính  chủ
                 động  trong  việc  triển  khai  chương  trình  đào  tạo,  đồng  thời  nâng  cao  tính  tích  cực,  chủ  động  học
                 tập  của  người  học.  Với  chuyển  đổi  số,  giai  đoạn  bắt  đầu  từ  thiết  kế  chương  trình  đến  triển  khai
                 hoạt  động  đào  tạo  sẽ  được  rút  ngắn.  Phạm  vi  các  chương  trình  đào  tạo  đáp  ứng  nhu  cầu  của
                 người học.
                         Cần  thay  đổi  cách  dạy  và  cách  học:  Khi  có  học  liệu  số  và  kết  nối  của  xã  hội  số  thì  giảng
                 viên  dần  trở  thành  người  huấn  luyện,  người  dẫn  dắt.  Người  học  có  nhiều  nguồn  kiến  thức  hơn  để
                 học  tập,  có  thể  chủ  động  tự  học  nhiều  hơn.  Trong  môi  trường  số,  sinh  viên  sẽ  chủ  động  (biết  sẽ
                 học  gì),  tự  định  hướng  (đặt  mục  tiêu),  tự  tìm  hiểu  (với  học  liệu  số),  hợp  tác  và  hứng  thú  (kết
                 nối).  Do  đó,  chuyển  đổi  số  đòi  hỏi  giảng  viên  phải  thay  đổi  phương  pháp  giảng  dạy  cho  phù  hợp.
                 Chuyển  đổi  số  không  chỉ  là  số  hóa  bài  giảng,  hay  ứng  dụng  các  phần  mềm  vào  soạn  bài  dạy,  mà
                 còn  là  sự  chuyển  đổi  toàn  bộ  cách  thức,  phương  pháp  giảng  dạy,  kỹ  thuật  quản  lý  lớp  học,  tương
                 tác  với  người  học  sang  không  gian  số,  khai  thác  công  nghệ  thông  tin  để  tổ  chức  giảng  dạy  thành
                 công.
                         Cần  phải  đẩy  mạnh  công  tác  số  hóa  tài  liệu,  giáo  trình,  sách  giáo  khoa  điện  tử,  bài  giảng
                 điện  tử,  kho  bài  giảng  e-learning,  ngân  hàng  câu  hỏi  ôn  tập,  thư  viện  số,  xây  dựng  nền  tảng  chia
                 sẻ  tài  nguyên  giảng  dạy  và  học  tập  theo  cả  hình  thức  trực  tiếp  và  trực  tuyến;  đẩy  mạnh  phát  triển
                 học  liệu  điện  tử,  bài  giảng  điện  tử,  xây  dựng  các  lớp  học  ảo  để  đảm  bảo  người  học  được  tiếp  cận
                 với đầy đủ nguồn học liệu khi đào tạo trực tuyến.





                                                               67
   64   65   66   67   68   69   70   71   72   73   74