Page 71 - Bìa kỷ yếu
P. 71

MỘT SỐ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TIÊN TIẾN TRONG

                                              ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN



                                                     TS. Đặng Hải Đăng
                       Địa chỉ tác giả: Trung tâm Đào tạo Trực tuyến, Trường Đại học Mở Hà Nội
                                                 Email:  dangdh@hou.edu.vn



                         Tóm  tắt:  Đào  tạo  trực  tuyến  đã  và  đang  là  một  xu  thế  không  thế  thiếu  được  trong  giáo
                 dục  hiện  đại.  Mặc  dù  có  nhiều  ưu  điểm  như  mở  rộng  khả  năng  tiếp  cận  giáo  dục,  linh  hoạt  về
                 thời  gian  và  địa  điểm,cá  nhân  hóa  lộ  trình  học  tập  cá  nhưng  vẫn  còn  nhiều  tranh  cãi  xoay  quanh
                 như  chất  lượng  đào  tạo  của  cơ  sở  đào  tạo;  kỹ  năng  sử  dụng  công  nghệ,  sự  cô  lập,  khả  năng
                 quản  lý  thời  gian  và  thiếu  động  lực  học  tập  của  cá  nhân  người  học  do  thiếu  tính  tương  tác  giữa
                 người  dạy,  người  học.  Bài  tham  luận  phân  tích  khái  quát  một  số  công  nghệ  tiên  tiến  nhất  được
                 áp  dụng  trong  đào  tạo  trực  tuyến  nhằm  giải  quyết  một  số  vấn  đề  tồn  tại  trong  đào  tạo  trực  tuyến
                 cũng  như  khả  năng  triển  khai  áp  dụng  một  số  công  cụ  căn  cứ  trên  điều  kiện  thực  tế  của  Việt
                 Nam.
                         Từ  khóa:  công  nghệ  giáo  dục,  đào  tạo  trực  tuyến,  thực  tế  ảo  (VR),  thực  tế  tăng  cường
                 (AR), trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối.


                         I. Đặt vấn đề
                         Đào  tạo  trực  tuyến,  đặc  biệt  sau  giai  đoạn  dịch  bệnh  Covid-19,  đã  có  những  tiến  bộ  đáng
                 kinh  ngạc.  Có  thể  nói,  chưa  bao  giờ,  việc  triển  khai  đào  tạo  trực  tuyến  lại  diễn  ra  ở  mức  độ  quy
                 mô  toàn  cầu.  Trong  giai  đoạn  đại  dịch  COVID-19,  học  trực  tuyến  đã  trở  thành  phương  thức  giáo
                 dục  chủ  yếu  trên  toàn  thế  giới. Theo  một  báo  cáo  của  UNESCO,  vào  tháng  7  năm  2020,  hơn  hai
                 phần  ba  học  sinh  trên  toàn  cầu  bị  ảnh  hưởng  bởi  đại  dịch,  với  hơn  một  tỷ  học  sinh  không  thể  tiếp
                 tục học tập theo phương thức truyền thống [1].
                 Một  nghiên  cứu  khác  cho  thấy  số  lượng  người  đăng  ký  các  khóa  học  trực  tuyến  trên  nền  tảng
                 Coursera   đã   tăng   từ   21   triệu   vào   năm   2016  lên  71  triệu  vào  năm  2020  và  92  triệu  vào  năm
                 2021[2].  Điều  này  cho  thấy  sự  gia  tăng  đáng  kể  trong  việc  học  trực  tuyến  trong  thời  kỳ  đại  dịch.
                 Cũng  theo  báo  cáo  này,  mặc  dù  không  nằm  trong  số  10  quốc  gia  có  số  lượng  người  học  trực
                 tuyến  đông  đảo  nhất  nhưng  Việt  Nam  lại  xếp  hạng  thứ  9  trong  số  các  quốc  gia  có  số  lượng  người
                 học   mới   tăng   trưởng   cao   nhất   [2].   Điều   này   cho  thấy  nhu  cầu  học  tập  trực  tuyến  đang  tăng
                 nhanh,  ngành  giáo  dục  cần  phải  xây  dựng  các  chương  trình,  hệ  thống  đào  tạo  trực  tuyến  đáp  ứng
                 được nhu cầu đó.
                 Trong  thời  điểm  dịch  bệnh  Covid-19,  đào  tạo  trực  tuyến   được  triển  khai  như  một  giải  pháp  cứu
                 cánh  với  mục  đích  đáp  ứng  được  nhu  cầu  dạy  và  học  cơ  bản.  Tới  thời  điểm  hiện  tại,  rất  nhiều  các
                 công  nghệ  dạy  và  học  tiên  tiến  được  áp  dụng  với  mục  đích  cá  nhân  hóa  lộ  trình  học  tập,  tối  ưu
                 trải nghiệm người dùng.
                         II. Một số thách thức đối với đào tạo trực tuyến
                         Mặc  dù  đào  tạo  trực  tuyến  có  một  số  ưu  điểm  vượt  trội  như  mở  rộng  khả  năng  tiếp  cận
                 giáo  dục,   linh  hoạt  về  thời  gian  và  địa  điểm  học,  tiết  kiệm  chi  phí  cho  cả  cơ  sở  giáo  dục,  người




                                                               69
   66   67   68   69   70   71   72   73   74   75   76