Page 5 - Bìa kỷ yếu
P. 5
BÁO CÁO TỔNG KẾT
HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO KHÔNG CHÍNH QUY NĂM 2024
(Báo cáo trình bày tại Hội nghị thường niên về đào tạo không chính quy năm 2024)
I. Tình hình thực hiện nhiệm vụ
1.1. Những thuận lợi
- Ngành giáo dục nước ta đang thực hiện Chiến lược phát triển giai đoạn 2021-2030 và tầm
nhìn 2045 nhằm triển khai, hiện thực hóa các nội dung của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII
và cụ thể hoá chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước 2021-2030 và tầm nhìn 2045, theo
đó cần phải tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân
lực chất lượng cao và trọng dụng nhân tài.
- Chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo có vai trò to lớn, tạo nên nhiều bước ngoặt phát
triển trong công tác quản lý và tổ chức đào tạo, mở ra nhiều phương thức đào tạo mới thông minh,
hiệu quả hơn.
- Luật Giáo dục (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học đã
thể hiện được nhu cầu về xã hội học tập và giáo dục người lớn, thông qua sự bình đẳng của mọi loại
hình đào tạo.
- Trường Đại học Mở Hà Nội luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao, kịp thời, sự ủng hộ
của Lãnh đạo Bộ và các Cục, Vụ chức năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), của Đảng ủy
Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội; sự hợp tác nhiệt tình, chặt chẽ của các tổ chức, cơ sở
giáo dục trong và ngoài nước.
1.2. Những khó khăn, thách thức
- Sự tham gia và thâm nhập của các cơ sở đào tạo quốc tế vào Việt Nam dẫn đến sự cạnh
tranh khốc liệt trong giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng ở nước ta.
- Tự chủ đại học tạo cơ hội cho nhiều cơ sở giáo dục đại học phát triển mở ngành, hình thức
đào tạo, phương thức đào tạo,... tạo ra nhiều cơ hội, sự lựa chọn cho người học, đồng thời tạo sự
cạnh tranh trong công tác tuyển sinh, đào tạo của các nhà trường.
- Bên cạnh những thuận lợi về chuyển đổi số, còn có một số khó khăn như: yêu cầu về hạ
tầng công nghệ, cơ sở vật chất, kĩ thuật phải tiếp tục được đầu tư, nâng cấp thường xuyên.
- Một số văn bản nội bộ của Nhà trường cần tiếp tục được xây dựng phù hợp với tình hình
mới. Tự chủ đại học bên cạnh việc giao quyền tự chủ cao hơn cho các trường đại học nhưng cũng
yêu cầu cao hơn trách nhiệm giải trình và đảm bảo chất lượng.
II. Kết quả đã đạt được
2.1. Công tác mở ngành và phát triển chương trình đào tạo
Trường đã hoàn thành dự án cải tiến CTĐT của tất cả các ngành đào tạo trình độ đại học áp
dụng cho các hình thức đào tạo. Các CTĐT được cải tiến phù hợp mục tiêu, chuẩn đầu ra, trên cơ
sở tiếp thu ý kiến của các bên liên quan, chú trọng đối sánh với Khung trình độ quốc gia, các CTĐT
tiên tiến, chuẩn nghề nghiệp trong nước và quốc tế, đồng thời đảm bảo tính liên thông giữa các
CTĐT cùng trình độ và giữa CTĐT cùng ngành ở các trình độ khác nhau. Hoạt động cải tiến, thẩm
định, ban hành CTĐT được thực hiện đảm bảo quy định của Bộ GD&ĐT về chuẩn chương trình
đào tạo. Đối với đào tạo không chính quy, toàn bộ CTĐT đại học cải tiến đã được triển khai từ năm
3